Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?
Báo cáo tài chính doanh nghiệp được biết đến là hệ thống tổng hợp các thông tin liên quan đến kinh tế, trình bày dưới dạng bảng biểu nhằm mục đích cung cấp đầy đủ hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và các dòng tiền. Toàn bộ các số liệu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó các con số phải được cập nhật nhanh chóng và chính xác.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải thiết lập báo cáo tài chính (BCTC) ngay cả với các đơn vị hoạt động với quy mô lớn, quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng bản báo cáo này đối với doanh nghiệp hiện nay.
Mục đích và ý nghĩa của báo cáo tài chính doanh nghiệp
Mục đích của báo cáo tài chính doanh nghiệp được quy định tại Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Đáp ứng đầy đủ thông tin liên quan đến tài chính, kinh doanh, nguồn vốn…phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp và nhà nước thông qua các quyết định về kinh tế.
- Cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, mức lỗ và các luồng tiền của doanh nghiệp.
- Giải thích về các chỉ tiêu, chính sách áp dụng về các nghiệp vụ phát sinh như chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc ghi nhận, hạch toán tồn kho, phương pháp tính giá, khấu hao tài sản cố định.
Xét về mặt ý nghĩa, bản báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giữ vai trò dưới đây:
- Cung cấp chỉ tiêu, số liệu về tình hình hoạt động của công ty hay cách thức sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
- Phát hiện những tiềm lực phát triển kinh tế, dự đoán xu hướng để sẵn sàng đưa ra các quyết định đúng đắn.
- Đối với ban lãnh đạo và chủ doanh nghiệp, bản báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin để đánh giá năng lực, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng tài sản hợp lý.
- Đối với ngân hàng, nhà đầu tư và các chủ nợ sẽ nhận biết khả năng sinh lời và đánh giá mức độ rủi ro để tiến đến quyết định phù hợp.
- Những người lao động sẽ giúp nắm bắt được tình hình hoạt động, khả năng chi trả và dễ dàng đưa ra quyết định làm việc phù hợp.
- Trong cơ quan quản lý nhà nước sẽ hỗ trợ chức năng thanh tra, giám sát để đưa ra quyết định quản lý.
Với những mục tiêu và ý nghĩa trên đây, báo cáo tài chính sẽ trở thành một phần không thể thiếu khi doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 04 thành phần nằm trong bản báo cáo tài chính.
04 loại báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay
Thông thường một mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp cho cả đơn vị có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, vừa hoặc lớn đều sẽ bao gồm các thành phần dưới đây:
1. Báo cáo kết quả kinh doanh:
Mẫu đầu tiên trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh trực tiếp tình hình, kết quả của hoạt động kinh doanh và tổng quát thực hiện nhiệm vụ đối với nhà nước của một kỳ hạch toán. Ngoài ra, người làm chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá và xem xét để đưa ra quyết định tài chính cũng như phương thức quản lý phù hợp.
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo này phản ánh trực tiếp quá trình hình thành và cách thức sử dụng dòng tiền, khả năng thanh toán, biến động liên quan đến tài sản, quá trình lưu chuyển tiền tệ để dự đoán khả năng tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
3. Bảng cân đối kế toán:
Tổng hợp giữa nguồn vốn của chủ sở hữu và tài sản, các khoản công nợ phải trả của doanh nghiệp. Qua đó, bạn cũng có thể đánh giá được triển vọng tài chính và khả năng sử dụng vốn.
4. Thuyết minh báo cáo tài chính:
Bản này được sử dụng để trình bày hoặc giải thích các yếu tố trong bản báo cáo mà chưa được làm rõ.
Ngay cả với các doanh nghiệp mới thành lập hay hoạt động được lâu năm đều có thể lập được bản báo cáo tài chính nộp lên cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên tắc cần lưu ý trước khi tiến hành thiết lập báo cáo về tài chính cho doanh nghiệp của bạn.
Nguyên tắc cần lưu ý khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp
Để hoàn thiện tốt bảng báo cáo tài chính doanh nghiệp cho công ty, bạn cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng dưới đây:
1. Cơ sở dồn tích:
Toàn bộ tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, khoản nợ, các khoản thu nhập, chi phí được ghi chú vào sổ khi phát sinh và xuất hiện trên chính bản báo cáo tài chính thuộc các niên độ kế toán có liên quan.
2. Hoạt động liên tục:
Đánh giá khả năng hoạt động, căn cứ để xác định nguy cơ giải thể, phá sản. Ngoài ra, nguyên tắc này sẽ được áp dụng với các hoạt động ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng cần diễn giải bằng các chi tiết cụ thể.
3. Tính nhất quán:
Toàn bộ dữ liệu trong bản báo cáo phải được thống nhất theo niên độ kế toán, trong trường hợp thay đổi bắt buộc phải có thông báo và giải trình cụ thể.
4. Tập hợp và trọng yếu:
Tập hợp toàn bộ các thông tin quan trọng, nếu thiếu bất cứ yếu tố nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của tổ chức. Đồng thời, các thông tin quan trọng phải được trình bày riêng lẻ và không sát nhập với các dữ liệu khác, dữ liệu không trọng yếu sẽ được tổng hợp dưới dạng tổng quát nhất.
5. Nguyên tắc bù trừ:
Không được phép bù trừ giữa tài sản và các khoản công nợ, thu nhập hay chi phí. Trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện nguyên tắc bù trừ cần xác định dựa trên yếu tố quan trọng và giải trình trong bản báo cáo.
6. Nguyên tắc so sánh:
Toàn bộ thông tin số liệu trong bản báo cáo có thể so sánh theo các kỳ kế tiếp nhau. Thông tin so sánh có thể diễn giải bằng lời để người xem có thể tiện theo dõi.
Từ báo cáo tài chính doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn, khi đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc trên đây sẽ được coi là phù hợp để gửi đến đơn vị có thẩm quyền kiểm tra. Tiếp đến, hãy cùng tham khảo ngay các bước cần thực hiện để xây dựng một bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh.
05 bước thiết lập báo cáo tài chính doanh nghiệp
Nếu bạn vẫn chưa biết cách thiết lập báo cáo tài chính doanh nghiệp thì hãy tham khảo ngay 05 bước được chúng tôi hướng dẫn chi tiết bao gồm:
– Bước 1: Kiểm tra chứng từ
Bạn cần tiến hành tập hợp toàn bộ các chứng từ phát sinh trong năm vừa qua, tiếp đến đối chiếu với chứng từ báo cáo thuế đã kê khai với cơ quan phụ trách.
– Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh
Bạn cần thực hiện rà soát toàn bộ các bút toán hạch toán chứng từ hàng tháng theo đúng quy định được đề ra.
- Doanh thu: Phân biệt giữa doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác của công ty.
- Chi phí: Phân biệt và xác định đúng các khoản mục chi phí bán hàng, quản lý, giá vốn và các khoản chi phí khác.
– Bước 3: Phân loại nợ phải trả và tài sản
Dựa theo quy định được đề ra trên bảng cân đối kế toán, bạn cần tiến hành phân loại nợ phải trả và tài sản theo thời gian ngắn hạn và dài hạn.
- Ngắn hạn: Tài sản/nợ phải trả có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng.
- Dài hạn: Bao gồm tài sản/nợ phải trả không thuộc danh mục ngắn hạn.
– Bước 4: Xây dựng bản thuyết minh BCTC
Bản thuyết minh trình bày những cơ sở lập luận, chính sách kế toán cụ thể áp dụng riêng với các số liệu, giao dịch quan trọng. Một lưu ý nhỏ cho bạn, toàn bộ các thông tin này phải đáp ứng theo đúng quy định chuẩn mực của kế toán khi trình bày lên báo cáo.
– Bước 5: Tiến hành lập BCTC
Cuối cùng là bước lập BCTC căn cứ dựa trên sổ kế toán tổng hợp, tài liệu kế toán và sổ kế toán các tài khoản để hoàn thiện bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh BCTC.
Sau khi thực hiện đầy đủ 05 bước trên đây, bạn cần tiến hành kiểm tra bản báo cáo tài chính doanh nghiệp cẩn thận trước khi nộp lên cơ quan thuế giúp hạn chế sai sót nhất có thể. Tiếp đến, để bạn có thể dễ dàng đánh giá doanh nghiệp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của các chỉ số tài chính trong bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Hướng dẫn đánh giá doanh nghiệp qua các chỉ số tài chính
Sau khi đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm những gì?” và các thông tin liên quan. Để bạn có thể đọc hiểu bản báo cáo này hãy cùng chúng tôi đánh giá doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính.
Chỉ số khả năng sinh lời
04 chỉ số phản ánh mức độ sinh lời của doanh nghiệp chính xác nhất sẽ bao gồm:
- ROS (Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu): Phản ánh về một đồng doanh thu thuần sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này cho biết năng lực mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm bán với giá cao hay thấp và chi phí để tạo ra bao nhiêu.
- ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): Phản ánh trực tiếp về một đồng vốn của nhà đầu tư hay chủ sở hữu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- ROA (Tỷ suất sinh lời của tài sản): Phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản được bao nhiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- ROI (Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư): Phản ánh một đồng vốn đầu tư trên bao nhiêu lợi nhuận sau thuế, nhằm đánh giá khả năng sinh lời.
Chỉ số hệ thanh toán
Có 05 chỉ số tài chính để đánh giá khả năng mà doanh nghiệp có thể thanh toán gồm:
- Hệ số thanh toán hiện hành: Thể hiện khả năng có thể thanh toán được các khoản nợ của doanh nghiệp tổng quát nhất.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán khoản nợ dưới 1 năm thông qua tài sản có thể chuyển đổi trong ngắn hạn.
- Hệ số thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dựa trên tài khoản ngắn hạn đã tiến hành trừ đi khoản hàng tồn kho.
- Hệ số thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trên tài sản chuyển đổi thành tiền mặt, tiền hiện có của doanh nghiệp.
- Hệ số thanh toán lãi vay: Khả năng chi trả lãi vay qua khoản lợi nhuận kế toán trước lãi vay và sau thuế.
Chỉ số khả năng hoạt động
Khi theo dõi bất kỳ bản báo cáo tài chính doanh nghiệp nào, để xác định khả năng hoạt động cần lưu ý tới 03 chỉ số dưới đây:
- Vòng quay hàng tồn: Phản ánh trong một kỳ thì hàng tồn quay được mấy vòng.
- Vòng quay khoản phải thu: Mức độ luân chuyển của các khoản phải thu, phản ánh khả năng thu hồi các khoản nợ.
- Vòng quay vốn lưu động: Phản ánh trực tiếp về một đồng vốn lưu động đem về bao nhiêu doanh thu thuần.
Chỉ số cơ cấu tài sản và tài chính
Dưới đây là 04 chỉ số tài chính mà bạn có thể phân tích để đánh giá được cơ cấu tài sản và mức độ tài chính của doanh nghiệp:
- Hệ số nợ: Một đồng tài sản tương ứng với bao nhiêu đồng vay, đồng thời thể hiện mức độ phụ thuộc về mặt tài chính với chủ nợ của doanh nghiệp.
- Hệ số vốn chủ sở hữu: Mức độ độc lập hay phụ thuộc vào chủ nợ và mức độ tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Một đồng vốn chủ sở hữu chứa bao nhiêu đồng nợ và thể hiện về mức độ quy mô của công ty.
- Cơ cấu tài sản: Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
Các chỉ số trên đều được thể hiện thông qua chính bản báo cáo tài chính doanh nghiệp mà bất cứ đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất… đều có thể sử dụng được.
Ngoài ra, để hỗ trợ tổng hợp số liệu trong công tác thực hiện báo cáo tài chính doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng bạn có thể tham khảo thêm phần mềm Pipedrive CRM.
Hiện tại, phần mềm này đã và đang được hơn 100.000 doanh nghiệp sử dụng tại 179 quốc gia trên thế giới, hơn 90% khách hàng đăng ký gia hạn và nhận được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực. Để đăng ký phần mềm Pipedrive vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ NGAY.
Phần kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin từ cơ bản đến chi tiết về báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình tham khảo, nếu có câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng nhắn lại thông tin của bạn ở phần Livechat để nhận giúp đỡ từ đội ngũ Pipedrive CRM Vietnam sớm nhất ngay.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất”