Danh mục bài viết
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top
    công việc của bộ phận nhân sự

    Nhân sự là gì? 07 công việc mà bộ phận nhân sự phải đảm nhiệm

    Tùy thuộc vào quy mô mà doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tuyển dụng bộ phận nhân sự khác nhau. Vậy nhân sự là gì? Bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp sẽ bao gồm những bộ phận nào? Công việc của họ là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi.

    Nhân sự là gì? Quản lý nhân sự là gì?

    Nhân sự viết tắt HR – Human Resources được biết đến là bộ phận phụ trách toàn bộ nhân viên liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể xem đây là nhóm chịu trách nhiệm quản lý vòng đời nhân lực bao gồm toàn bộ các hình thức như giới thiệu, chiêu mộ, đào tạo, sa thải, xây dựng chế độ phúc lợi… 

    Tất cả các công việc xoay quanh bộ phận này đều không trực tiếp mang đến lợi nhuận cho tổ chức mà ảnh hưởng trực tiếp đến nhân lực cốt lõi của doanh nghiệp. 

    nhân sự trong doanh nghiệp

    Quản lý nhân sự viết tắt HRM – Human Resource Management đóng vai trò tổ chức, quản lý đội ngũ nhân viên, xây dựng hệ thống nguồn lực để đảm bảo về cả chất lượng và số lượng. Tùy thuộc vào kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn, quản lý nhân sự sẽ điều hành tổ chức các hoạt động xoay quanh vấn đề nhân lực.

    Bộ phận nhân sự bao gồm những vị trí nào?

    bo phan nhan su vi tri nao compressed

    Trong một doanh nghiệp phòng nhân sự sẽ có cơ cấu bao gồm các vị trí quan trong như:

    1. Giám đốc:

    Thành viên đứng đầu trong đội ngũ HR, vai trò của vị trí này sẽ là quan sát, quản lý mọi góc nhìn của nhân lực trong doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ phận này sẽ xây dựng chiến lược để phát triển hệ thống thành viên của tổ chức cả trong ngắn hạn và dài hạn.

    2. Trưởng phòng:

    Vị trí này sẽ nắm giữ vai trò điều phối, lên kế hoạch và giám sát mọi công việc của phòng nhân sự, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng. Tuy nhiên, vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng quản lý tốt và kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực.

    3. Trợ lý:

    Là một trong những nhân tố hỗ trợ công việc cho vị trí trưởng phòng nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. Tương tự như vậy, vị trí này cũng yêu cầu kiến thức và khả năng ứng biến linh hoạt.

    4. Quản lý hành chính:

    Được biết đến là bộ phận chịu trách nhiệm cho toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp bao gồm cả đời sống, sự gắn kết, tổ chức các chương trình truyền thông nội bộ để hỗ trợ nâng cao tinh thần làm việc. 

    5. Chuyên viên tuyển dụng:

    Bộ phận trao đổi và gặp gỡ trực tiếp các ứng viên, do đó đòi hỏi khả năng giao tiếp nhạy bén, kết nối và đánh giá chuyên sâu. 

    6. Chuyên viên đào tạo phát triển:

    Chịu trách nhiệm cho công tác đào tạo nhân lực biết thêm về văn hóa doanh nghiệp, bổ sung kiến thức và kỹ năng chuyên môn nâng cao. 

    7. Chuyên viên C&B:

    Cuối cùng là vị trí chuyên viên làm việc liên quan trực tiếp đến chế độ lương thưởng, cùng với đó là chế độ phúc lợi. 

    Nhìn chung, ban tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp lớn sẽ đầy đủ các vị trí được nêu trên. Tuy nhiên, với các đơn vị vừa và nhỏ sẽ cắt bỏ đi một vài vị trí của phòng ban này để tiết kiệm chi phí và tinh giản bộ máy quản lý. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của bộ phận này đối với doanh nghiệp hiện nay.

    Vai trò của bộ phận nhân sự với doanh nghiệp

    Vai trò của quản trị nhân sự trở thành một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, đây là một trong những bộ phận cốt cán chủ lực đào tạo hệ thống nhân lực cho doanh nghiệp chất lượng nhất.

    vai trò của nhân sự

    Xây dựng văn hóa làm việc

    Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhân lực ngay từ khi bắt đầu đến doanh nghiệp, do đó phòng ban này sẽ có vai trò xây dựng một văn hóa làm việc chuyên nghiệp dựa trên tiêu chí mà ban lãnh đạo yêu cầu. Điển hình là việc xây dựng văn hóa làm việc, giao tiếp, ăn uống, sinh hoạt… của nhân sự. 

    Một doanh nghiệp được đánh giá cao với khách hàng và đối tác chính là nhờ quy chế nằm trong văn hóa làm việc mà chính các thành viên của công ty đang thực hiện. Do đó, vai trò này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đơn vị trên thị trường.

    Giữ chân nhân tài

    Vai trò tiếp theo của ban nhân sự chính là khả năng níu giữ nhân tài cho doanh nghiệp. Hãy thử hình dung, khi số lượng nhân lực của công ty ra vào thường xuyên chính tổ một trong các yếu tố tổ chức không được đảm bảo. Khi đó, người lao động sẽ có xu hướng nghỉ việc để tìm một môi trường làm việc tốt hơn. 

    Tuy nhiên, khi nhìn vào doanh nghiệp có các bộ phận cốt cán chủ lực làm việc và cống hiến nhiều năm cho đơn vị thì thành công giữ chân nhân tài sẽ được đánh giá cao. Để làm được điều này, phòng nhân sự phải làm việc cực kỳ hiệu quả đảm bảo yếu tố công tâm và đem đến giải pháp cho đôi bên cùng có lợi. Điều này đồng nghĩa với việc, người lao động phải cảm thấy thoải mái và nhận được thành quả xứng đáng với công sức bỏ qua. Còn về phía doanh nghiệp sẽ đạt được năng suất làm việc tốt hỗ trợ gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

    Cải thiện năng suất làm việc

    Tiếp đến là vai trò hỗ trợ nâng cao năng suất làm việc cho thành viên trong doanh nghiệp. Để làm được điều này, đội ngũ nhân sự phải lên được kế hoạch thực hiện chi tiết bao gồm cả văn hóa làm việc sao cho thoải mái nhất, chính sách lương thưởng rõ ràng và minh bạch để tránh những xung đột có thể xảy đến. Bằng cách này, năng suất làm việc sẽ được cải thiện rõ rệt đồng nghĩa với việc doanh thu tăng cao và đem về mức lợi nhuận ổn định. 

    07 công việc mà nhân sự phải thực hiện

    Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhân lực của doanh nghiệp đòi hỏi đảm đương nhiều công việc quan trọng để hỗ trợ tối đa cho sự phát triển nhân sự. Dưới đây là 7 công việc được ưu tiên hàng đầu đối với phòng ban này.

    Tuyển dụng nhân sự

    tuyển dụng nhân sự

    Bất cứ doanh nghiệp nào cũng chú trọng đặc biệt vào nguồn nhân sự để đảm bảo duy trì hoạt động hiệu quả nhất. Do đó, công việc đầu tiên cần thực hiện chính là công tác tuyển dụng nhân tài. Để thực hiện tốt, bộ phận này đòi hỏi phải có chiến lược thực hiện riêng biệt thông qua các buổi sàng lọc ứng viên, phỏng vấn sơ bộ, phỏng vấn chuyên môn và tiếp nhận vào công tác thử việc. 

    Công việc này đòi hỏi bộ phận phụ trách phải có kiến thức tổng quan, nghiệp vụ nhân sự tốt, khả năng ứng biến nhanh nhẹn và biết cách để phán đoán tình huống phù hợp. 

    Quản lý hiệu suất làm việc

    Công việc tiếp đến của bộ phận nhân sự chính là quản lý hiệu suất để thực hiện của nhân lực. Các hoạt động này sẽ được đánh giá thông qua trò chuyện trực tiếp với bộ phận quản lý, đồng nghiệp, khách hàng và các mối quan hệ xung quanh khác. 

    Thông thường, hoạt động đánh giá này sẽ được thực hiện theo chu kỳ mỗi năm 2 lần sau đó sẽ tiến hành khen thưởng tương ứng với hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này đòi hỏi bộ phận này phải kết hợp đồng bộ với ban lãnh đạo mới có thể đưa ra được những nhận xét chính xác và khách quan nhất.

    Tổ chức đào tạo và phát triển

    tổ chức đào tạo và phát triển

    Mỗi thành viên trong doanh nghiệp đều có những năng lực riêng, chính vì vậy mà bộ phận nhân sự phải biết cách đào tạo và phát triển mới có thể phát huy đúng khả năng vào công việc. Do đó, để thực hiện được điều này đòi hỏi phòng nhân sự phải có kế hoạch đào tạo kiến thức cho từng bộ phận, từng phòng ban từ đó đưa ra phương hướng phát triển phù hợp nhất.

    Lên kế hoạch kế nhiệm

    Ngoài những công việc trên, phòng nhân sự cũng cần phải chuẩn bị một kế hoạch mới trong trường hợp bất cứ nhân lực cốt cán nào của tổ chức rời đi. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp đang hoạt động bình thường mà thiếu đi nhân sự quan trọng chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc. Do đó, vấn đề lên kế hoạch quy hoạch nhân sự kế nhiệm cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

    Xây dựng lương và chế độ phúc lợi

    Tiếp đến là một chức năng không kém phần quan trọng nhờ vai trò của bộ phận nhân sự chính là xây dựng chế độ phúc lợi và lương thưởng phù hợp. Thông thường khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ nhận mức lương cơ bản, cùng với các khoản trợ cấp điển hình như chi phí sinh hoạt cá nhân, ăn uống, bảo hiểm… đảm bảo nguyên tắc công bằng và minh bạch.

    Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

    quản lý nhân lực

    Với xu hướng phát triển như hiện nay, thay vì phải quản lý nhân lực bằng phương pháp thủ công, bộ phận nhân sự sẽ sử dụng hệ thống tự động với các phần mềm hỗ trợ riêng biệt. Bằng cách này, toàn bộ thành viên trong tổ chức đều có thể nhập mục tiêu công việc nhanh chóng mà bộ phận quản lý cũng có thể dễ dàng nắm bắt tiến độ và thời gian thực hiện.

    Phân tích dữ liệu nguồn nhân lực

    Khi tổng hợp được dữ liệu của nguồn nhân lực, bộ phận này sẽ tiến hành đánh giá nhân sự để có những phương án phát triển mới. Điển hình như việc dự báo về nhu cầu lao động, tỷ lệ doanh thu thu về hay mức độ hài lòng trên nhiều phương diện khác nhau. Với sự chủ động trong quá trình đo lường dữ liệu, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra phương án quyết định nhanh chóng hơn bao giờ hết.

    Từ những công việc trên đây, bộ phận này phải đảm nhiệm vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua.

    Pipedrive - Phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

    Bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể phủ nhận vai trò của ban nhân sự, tuy nhiên để hỗ trợ hoàn thành tốt công việc cho bộ phận này bắt buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm một giải pháp phù hợp. Phần mềm Pipedrive CRM là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất tại Việt Nam và là một trong số những phần mềm hỗ trợ quản trị hệ thống nhân sự chặt chẽ, an toàn hàng đầu thế giới.

    phần mềm hỗ trợ pipedrive

    Tính đến thời điểm hiện tại, phần mềm này đã đạt được con số 100.000 doanh nghiệp sử dụng tại 179 quốc gia khắp các châu lục. Phần mềm này nhận được sự ủng hộ của nhiều đơn vị đến vậy bởi lẽ sở hữu nhiều tính năng ưu việt cùng mức chi phí phù hợp cho người sử dụng. Dưới đây là một vài các ưu điểm quan trọng ứng dụng trực tiếp với vai trò quản lý nhân sự:

    • Phân chia danh sách khách hàng đến từng nhân sự phụ trách trong doanh nghiệp.
    • Xây dựng một quy trình làm việc liền mạch, kiểm soát được toàn bộ thông tin và bước thực hiện của cá nhân hay phòng ban.
    • Gợi ý các việc cần làm, hay các việc chưa thực hiện để tránh bỏ sót thông tin.
    • Tổng hợp dữ liệu toàn diện bao gồm số lượng công việc, thời gian thực hiện, thành quả đạt được.
    • Tích hợp 350+ ứng dụng làm việc chuyên nghiệp và quen thuộc.
    • Phân tích dữ liệu chuyên sâu, đề xuất phương án hoạch định nhân sự phù hợp.

    Từ những tính năng cơ bản trên, phần mềm Pipedrive không chỉ phục vụ cho phòng nhân sự mà cả đội ngũ bán hàng, Marketing đều có thể sử dụng. Để đăng ký, vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

    Đoạn kết

    Trên đây là toàn bộ những thông tin từ tổng quan đến chi tiết đế giúp bạn có thể trả lời câu hỏi nhân sự là gì? Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về vai trò cũng những công việc mà bộ phận này phải đảm nhiệm. Nếu bạn muốn đăng ký phần mềm hỗ trợ quản lý cho doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 024.9999.7777 của Pipedrive CRM Vietnam để được hỗ trợ trong 24/7. 

    Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất

    markegin icon
    Xin chào bạn 👋
    Chúc bạn có một ngày tốt lành
    Đăng ký nhận tin tức để không bỏ lỡ bất kì kiến thức gì về CRM và Pipedrive nhé

    Chúng tôi sẽ không Spam! Vui lòng đọc [link]privacy policy[/link] để biết thêm thông tin.

    0 0 Các bình chọn
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Cũ nhất
    Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận