Danh mục bài viết
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top
    iot ứng dụng thực tiễn

    IoT là gì? Ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực

    Tính đến thời điểm hiện tại, Internet vạn vật đang được ứng dụng hiệu quả trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Vậy IoT là gì? Cách thức hoạt động của giải pháp này như thế nào? Và ứng dụng thực tiễn trong các doanh nghiệp hiện nay ra sao?

    IoT là gì?

    IoT viết tắt của Internet of Things – Internet kết nối vạn vật là tập hợp một hệ thống các thiết bị thông minh kết hợp cùng công nghệ cao để hỗ trợ khả năng giao tiếp giữa thiết bị với đám mây và các thiết bị với nhau. Khi đó, một hệ thống các máy móc, kỹ thuật số và con người sẽ kết hợp làm việc thông qua khả năng truyền tải dữ liệu nhưng không đòi hỏi sự tương tác giữa máy tính và con người.

    hệ thống iot

    Hiện nay, Internet kết nối vạn vật đã và đang được phát triển hơn mỗi ngày. Nếu như trước đây các kỹ sư máy tính sẽ cập nhật cảm biến và các bộ xử lý vào các thiết bị kể từ những năm 90 với các con chip to, cồng kềnh. Cho đến nay, thiết bị điện toán đang được cải tiến để kích thước nhỏ hơn, nhanh nhạy hơn và thông minh hơn. 

    Công nghệ IoT là gì?

    công nghệ iot

    Hiện nay, các công nghệ được sử dụng trong hệ thống của IoT sẽ bao gồm 03 thành phần chính: 

    • Điện toán biên: Công nghệ được sử dụng để phục vụ điều khiển các thiết bị thông minh với nhiều tác vụ hơn. Ngoài ra, thành phần này còn hỗ trợ tăng cường công xuất điện toán, giảm độ trễ và cải thiện tốc độ nhanh chóng.
    • Điện toán đám mây: Quản lý và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị IoT để hỗ trợ đa dạng thiết bị trong mạng lưới có thể tiến hành truy cập. 
    • Máy học: Bao gồm thuật toán và phần mềm hỗ trợ xử lý dữ liệu đồng thời đưa ra quyết định phù hợp. Tất cả các thuật toán này sẽ được triển khai tại biên hoặc trên chính đám mây. 

    Với công nghệ IoT, doanh nghiệp có thể ứng dụng thực tiễn vào nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu trúc của hệ thống này.

    Một hệ thống IoT sẽ có cấu trúc như thế nào? Cách thức hoạt động

    Để hệ thống IoT có thể hoạt động bắt buộc phải có sự kết hợp của 04 thành phần chính dưới đây:

    cấu trúc iot
    • Thiết bị hay còn gọi là Things
    • Trạm kết nối được biết đến với tên gọi Gateways
    • Cơ sở hạ tầng mạng chính là Network and Cloud
    • Bộ phân tích và xử lý dữ liệu với tên khác là Services-creation and Solution Layers

    Cách thức hoạt động của hệ thống này sẽ bắt đầu từ bộ phận cảm biến tiếp nhận tín hiệu từ môi trường xung quanh bao gồm cả ánh sáng, nhiệt độ, áp suất…Tiếp đến, chuyển đổi chúng thành dạng dữ liệu nằm trong môi trường Internet. Chuyển sang giai đoạn tiếp theo, tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra các thay đổi mong muốn của người dùng. Và hiện nay chúng ta đang được sử dụng thông qua thiết bị thông minh là điện thoại hoặc máy tính bảng, laptop hoặc PC…

    Vai trò của IoT đối với các doanh nghiệp hiện nay

    Hiện nay, hệ thống IoT được sử dụng rộng rãi và quen thuộc với tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Dưới đây là 04 vai trò chính mà bạn nhất định không thể bỏ qua.

    Gia tăng tốc độ đổi mới

    Bất cứ một doanh nghiệp nào khi áp dụng IoT vào trong hoạt động sản xuất và kinh doanh đều đạt được những thành công nhất định. Điểm đặc biệt chính là khả năng tiếp cận đến nhiều nguồn dữ liệu mới và đa dạng. Bằng cách này, công ty sẽ có cơ hội để phân tích nâng cao hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội mới trong tương lai.

    gia tang toc do doi moi compressed

    Để dễ dàng hình dung, bạn có thể theo dõi ví dụ như sau: Doanh nghiệp A muốn phát triển một dòng sản phẩm mới, nhưng chưa đánh giá được mức độ hiệu quả khi tung ra thị trường. Khi đó, bạn sẽ tiến hành triển khai chiến dịch tiếp thị với sự kết hợp của hệ thống IoT để thu thập dữ liệu thực tế, liên quan trực tiếp đến hành vi, sở thích của khách hàng.        

    Nâng cao khả năng chuyển đổi dữ liệu

    Với toàn bộ dữ liệu đã được thống kê trong thời điểm trước đó, doanh nghiệp sẽ dự đoán được những bước thực hiện ở thời điểm tương lai nhằm hỗ trợ cho mục tiêu cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ thực tế điển hình như thông tin bảo hành sẽ kết hợp cùng với dữ liệu IoT để tiến hành thu thập dữ liệu và báo cáo các sự cố cấp bách khi xảy ra. Lợi thế này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có thể tự chủ động trong dịch vụ cung cấp tới khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp nhất. Đây cũng được xem là một trong những cách gia tăng số lượng khách hàng trung thành đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

    Đảm bảo tính bảo mật an toàn

    bảo mật an toàn

    Tiếp là lợi ích liên quan đến mức độ bảo mật và an toàn mà IoT mang lại. Bởi lẽ, hệ thống này sẽ làm việc liên tục để giám sát toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất, cải thiện hiệu quả, giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể là dữ liệu được thu thập thông qua một dữ liệu giám sát tại chỗ, kết hợp cùng dữ liệu phần cứng cùng firmware sau đó lên lịch cập nhật tự động trên hệ thống. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tự bảo vệ dữ liệu cả bên trong và bên ngoài đồng thời hỗ trợ bảo mật khỏi những tác động xấu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.

    Tạo sự khác biệt, thay đổi quy mô

    Ngoài việc ứng dụng hệ thống IoT vào trong hoạt động điều hành của doanh nghiệp thì bạn cũng có thể triển khai theo hướng tập trung vào khách hàng mục tiêu. Bằng cách này, công ty có thể cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng thông qua việc tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Khi thực hiện được điều này, đồng nghĩa với việc số lượng khách hàng quan tâm đến doanh nghiệp ngày càng nhiều kéo theo quy mô hoạt động cũng sẽ được phát triển ngày càng nhân rộng. 

    Với những vai trò trên đây, hệ thống IoT khiến bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải trang bị sử dụng. Bởi lẽ, sự thụt lùi về mặt khoa học và công nghệ sẽ là một điểm trừ cực kỳ lớn nếu doanh nghiệp muốn tiến xa hơn trên thị trường. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ví dụ thực tiễn mà hệ thống này áp dụng trong các lĩnh vực và thiết bị sử dụng hiện nay. 

    Ví dụ thực tiễn về các thiết bị sử dụng IoT hiện nay

    Để người dùng có cái nhìn thực tế hơn về hệ thống này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các ví dụ về thiết bị sử dụng IoT hiện nay.

    vai tro thuc tien iot

    Ô tô thông minh

    Có rất nhiều phương tiện di chuyển có thể kết nối trực tiếp với internet vạn vật và trong số đó không thể không kể đến ô tô thông minh. Bởi lẽ, phương tiện này có thể hỗ trợ người dùng theo dõi thông qua camera hành trình, màn hình giải trí hay cổng kết nối của phương tiện. Khi đó, hệ thống này sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu từ chân phanh, chân ga, bình xăng, tốc độ đánh xe…để tiến hành theo dõi tình trạng hiện tại của phương tiện và hiệu suất của người lái. Ngoài ra, khi tích hợp hệ thống IoT trong xe ô tô thông minh còn hỗ trợ:

    • Giám sát tốc độ để đảm bảo sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm chi phí sử dụng.
    • Hỗ trợ người dùng quản lý hành vi điều khiển xe của người lái.
    • Trong trường hợp xảy ra tai nạn sẽ tiến hành thông báo tới bạn bè và người thân.
    • Dự đoán thời gian bảo dưỡng xe phù hợp.

    Nhà thông minh

    Ngoài phương tiện di chuyển thì các thiết bị thông minh trong gia đình cũng là một trong những ứng dụng thực tế về hệ thống IoT. Các thiết bị có thể kể đến như ổ điện thông minh giám sát và điều chỉnh mức độ sử dụng điện năng của gia đình, hệ thống phun nước tự động cho vườn cây tưới tiêu, thiết bị báo khói, khóa cửa, camera hay máy phát hiện rò nước. Việc ứng dụng hệ thống này trong gia đình thông minh sẽ hỗ trợ:

    • Tự động tắt các thiết bị sử dụng hệ thống điện trong nhà.
    • Bảo trì và quản lý khi sử dụng dịch vụ cho thuê nhà.
    • Dễ dàng tìm kiếm đồ vật hay thiết bị bị thất lạc, đánh cắp.
    • Tự động hóa mọi công việc mà không cần đến con người.

    Thành phố thông minh

    Tiếp đến là việc ứng dụng IoT trong hệ thống thành phố thông minh nhằm mục đích quy hoạch và bảo trì đô thị. Ngoài ra, chính phủ cũng đã áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, môi trường hay y tế. Việc ứng dụng hệ thống này nhằm giải quyết các vấn đề như:

    • Đo lường mức độ bức xạ và chất lượng không khí.
    • Hệ thống chiếu sáng thông minh giúp tiết kiệm chi phí và năng lượng.
    • Xác định chính xác thời điểm tiến hành bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng.
    • Gia tăng lợi nhuận thông qua công tác quản lý bãi đỗ xe thông minh.

    Công trình thông minh

    Ngoài những ứng dụng trên, hệ thống IoT còn được còn được áp dụng đối với các công trình thương mại như trường đại học… để hạn chế mức độ tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm chi phí bảo trì, xây dựng một không gian làm việc và học tập hiệu quả. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực, tập trung vào phát triển hoạt động kinh doanh với nhiều phương án đổi mới.

    Với những ví dụ thực tiễn về thiết bị sử dụng hệ thống này, bạn đã phần nào hiểu được khả năng ứng dụng trên thị trường. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về việc IoT trong ngành công nghiệp tại Việt Nam.

    IoT được ứng dụng như thế nào trong ngành công nghiệp

    ứng dụng ngành công nghiệp

    IoT được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp để vận hành các thiết bị thông minh trong sản xuất, y tế, bán lẻ. Những thiết bị này giúp hỗ trợ trong quản lý chuỗi cung ứng, giám sát kho vận, nguồn nhân lực… Dưới đây là những ứng dụng thực tế trong lĩnh vực này: 

    • Sản xuất: Dự kiến thời gian hoạt động hoặc cải thiện mức độ an toàn cho người lao động khi được gắn trên mũ hoặc vòng tay. Ngoài ra, hệ thống này có thể dự đoán được lỗi máy móc có thể xảy ra trước đó để hạn chế thời gian ngừng sản xuất.
    • Công nghiệp ô tô: Phân tích cảm biến để robot gia tăng hiệu quả sản xuất và bảo dưỡng sản phẩm. Việc xác định những sự cố có thể diễn ra giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng lắp đặt phụ tùng thay thế cho sản phẩm nhanh chóng hơn bao giờ hết.
    • Kho vận và vận tải: Quản lý chuỗi cung ứng, hạn chế hàng hóa tồn kho, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp… tối ưu nhiên liệu và chi phí đầu tư cho các tuyến vận chuyển. 
    • Bán lẻ: Ứng dụng phân loại hàng hóa, theo dõi, định vị và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Quá trình này sẽ có sự hợp tác giữa con người và máy móc để gia tăng tốc độ thực hiện.

    Riêng với ngành công nghiệp, hệ thống này đã được ứng dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa bắt tay vào thực hiện thì quả là một thiếu sót nghiêm trọng. Tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một trong những phần mềm kết hợp cùng IoT để đem lại hiệu quả tốt nhất. 

    Sự kết hợp của IoT trong phần mềm quản lý bán hàng Pipedrive

    Phần mềm quản lý bán hàng Pipedrive được biết đến với rất nhiều các vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Bởi lẽ phần mềm này là sự kết hợp hoàn hảo cùng với hệ thống IoT và điều này được minh chứng trong chính các tính năng đặc biệt.

    ung dung pipedrive compressed
    • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đa dạng các hình thức khác nhau với mức độ chính xác cao.
    • Tổng hợp data khách hàng bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan như họ và tên, địa chỉ, thông tin liên lạc, sản phẩm hay dịch vụ sử dụng…
    • Phân loại dữ liệu nhanh chóng theo từng trường thông tin khác nhau để đảm bảo yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp.
    • Phân chia công việc cho các nhân sự phụ trách đúng người, đúng công việc để đảm bảo tiến độ hoàn thành đúng thời hạn.
    • Đề xuất các công việc cần làm chi tiết và dễ dàng nhất, đồng thời hạn chế những việc lặp đi lặp lại mất thời gian.
    • Thông báo thông tin nhanh chóng, giảm thiểu tối đa tình trạng bỏ lỡ các bước hỗ trợ khách hàng.
    • Tổng hợp toàn bộ dữ liệu để tiến hành phân tích, lấy ý kiến đánh giá của khách hàng, nhân sự và bộ phận quản lý.
    • Đưa ra những phương hướng phát triển mới, cách thức mới nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc.

    Với những tính năng này, Pipedrive đã trở thành một trong những phần mềm có lượng sử dụng đạt mức cao nhất khoảng 100.000 doanh nghiệp tại 179 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt với giao diện sử dụng dễ dàng, thiết kế bắt mắt, kết nối làm việc mọi lúc mọi nơi trên mọi nền tảng khác nhau. Để đăng ký phần mềm này, vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

    Trên đây là toàn bộ những nội dung mà người dùng cần biết để trả lời cho câu hỏi IoT là gì? Trong quá trình tham khảo nếu có nhu cầu đăng ký phần mềm vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline của Pipedrive.vn 024.9999.7777 để được hỗ trợ. 

    Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất

    markegin icon
    Xin chào bạn 👋
    Chúc bạn có một ngày tốt lành
    Đăng ký nhận tin tức để không bỏ lỡ bất kì kiến thức gì về CRM và Pipedrive nhé

    Chúng tôi sẽ không Spam! Vui lòng đọc [link]privacy policy[/link] để biết thêm thông tin.

    0 0 Các bình chọn
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Sales

    Kinh nghiệm bán hàng

    Marketing

    Kinh nghiệm quảng cáo

    Pipedrive

    Sử dụng phần mềm