Danh mục bài viết
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top
    xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng

    Hướng dẫn xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp

    Bất kể một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, có quy mô từ nhỏ cho đến lớn đều cần xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được vai trò và các bước thiết lập nhanh chóng kế hoạch bán hàng hoàn hảo nhất.

    Kế hoạch bán hàng được hiểu thế nào cho đúng?

    Trước khi tìm hiểu về mẫu kế hoạch bán hàng bạn phải nắm vững khái niệm kế hoạch bán hàng là gì? Kế hoạch bán hàng được biết đến là một lộ trình các công việc được sắp xếp một cách hoàn chỉnh bao gồm hoạt động tiếp thị, bán sản phẩm hay dịch vụ… đảm bảo phù hợp nhất với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Hơn nữa, một kế hoạch bán hàng đạt yêu cầu khi được trình bày một cách ngắn gọn, đi vào đúng trọng tâm và hướng đến mục tiêu mà tổ chức đề ra.

    kế hoạch bán hàng

    Thông thường, một kế hoạch bán hàng cơ bản sẽ bao gồm đầy đủ các đầu mục như:

    • Chiến lược và phương pháp để thu hút khách hàng mới một cách nhanh chóng nhất.
    • Chiến lược và phương pháp hỗ trợ tăng trưởng hoạt động kinh doanh với các khách hàng trung thành.

    Mẫu kế hoạch bán hàng bao gồm những gì?

    thành phần của mẫu kế hoạch bán hàng

    Mẫu kế hoạch bán hàng với hình thức online hoặc offline đều sẽ có các nội dung cơ bản như:

    1. Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp:

    Đối tượng khách hàng chính mà bạn đang hướng tới để phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ mà đơn vị đang cung cấp.

    2. Mức doanh thu mong muốn:

    Các con số doanh thu cần đạt được qua từng giai đoạn thực hiện trong kế hoạch.

    3. Mức giá và các chương trình ưu đãi:

    Bao gồm các mức giá ưu đãi cho khách hàng mới, khách hàng cũ hay các chương trình được tổ chức vào các dịp đặc biệt của doanh nghiệp.

    4. DRI(Cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp) và thời hạn cho phép:

    Danh sách cá nhân, phòng ban chịu trách nhiệm trong bất cứ công việc nào để hoàn thiện mục tiêu mong muốn, đi kèm với đó là thời gian để thực hiện.

    5. Cấu trúc nhóm thực hiện:

    Các cá nhân hoặc tổ chức nằm trong nhóm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp đi kèm với đó là vai trò quan trọng không thể bỏ qua.

    6. Tài nguyên:

    Bao gồm các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp hoặc nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ đạt được mục tiêu đề ra.

    7. Điều kiện cho phép của thị trường:

    Dựa trên bối cách tình hình chung của nền kinh tế và các quy tắc trong ngành, điều kiện được nhà nước cho phép.

    Một mẫu kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin trên đây. Khi đó, doanh nghiệp của bạn mới có thể dễ dàng truyền đạt mục tiêu tới từng nhân sự trong tổ chức, đưa ra được định hướng rõ ràng cho đội ngũ bán hàng và từng cá nhân nhận thấy được trách nhiệm của bản thân với cả hệ thống.

    Vai trò của mẫu kế hoạch bán hàng với doanh nghiệp

    Một mẫu kế hoạch bán hàng tốt sẽ đem lại những lợi ích đặc biệt cho doanh nghiệp. Dưới đây là 03 vai trò chính mà bạn nhất định không thể bỏ qua:

    vai trò đối với doanh nghiệp

    Theo dõi kế hoạch kinh doanh tổng thể 

    Các nhà lãnh đạo, đội ngũ quản lý cho đến từng nhân sự có thể dễ dàng nắm bắt một bức tranh tổng quan nhất về doanh nghiệp. Ngoài ra, các hạng mục chi tiết cũng được thể hiện rõ trên mẫu kế hoạch để hạn chế tối đa việc bỏ sót các đầu mục công việc. 

    Hơn nữa, mỗi cá nhân sẽ có thể dễ dàng tìm ra đáp án cho câu hỏi như doanh số có được kết nối giữa chi phí tiếp thị và chi phí bán hàng không? Sản phẩm có phù hợp với thị trường mục tiêu không? Bản kế hoạch có cần chỉnh sửa gì để phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp không?

    Dễ dàng thay đổi và đề xuất kế hoạch bán hàng

    Tùy vào tình hình thực tế của thị trường mà doanh nghiệp sẽ có những thay đổi trong mẫu kế hoạch bán hàng sao cho phù hợp nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, trong trường hợp bất cứ một phương án thực hiện nào không đảm bảo mức độ khả thi, bạn có thể tiến hành loại bỏ để thay thế mà vẫn đảm bảo tiến độ. Bằng cách này, chủ doanh nghiệp sẽ hạn chế được tối đa rủi ro có thể gặp phải và có biện pháp ứng phó kịp thời.

    Quản lý chiến dịch hoàn hảo

    Với mẫu kế hoạch bán hàng tổng thể, bạn có thể nắm rõ được các thông tin từ tổng quan đến chi tiết các công việc để hoàn thành chiến dịch một cách tốt nhất. Khi đó, người làm chủ doanh nghiệp sẽ nắm rõ được các thông tin quan trọng bao gồm cả thành viên, thời gian hoàn thành, tiến độ thực hiện và kết quả đạt được.

    Với những vai trò trên đây, mẫu kế hoạch bán hàng trở thành một phần không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động bền vững và phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh nhất.

    09 bước xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng chi tiết

    Dưới đây là các bước thiết lập mẫu kế hoạch bán hàng theo tháng, theo quý hoặc theo năm dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào.

    Bước 1 – Phân tích thị trường

    phân tích thị trường

    Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng chính là phân tích thị trường mục tiêu. Tại đây, bạn cần phải nghiên cứu các khía cạnh quan trọng của thị trường như mức độ quy mô của hoạt động bán hàng, khả năng cạnh tranh với các đối thủ, mức độ tăng trưởng dự kiến, xu hướng thị trường và nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến.

    Bước 2 – Xác định mục tiêu 

    Đây được xem là một trong những bước quan trọng nhất để xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp. Để tìm được mục tiêu, bạn cần trả lời các câu hỏi như: Đối tượng phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là ai? Làm cách nào để tiếp cận đến khách hàng hiệu quả nhất? Có những hình thức nào để chào bán sản phẩm hoặc dịch vụ? Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết lập thời gian thực hiện để nâng cao năng suất làm việc và đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

    Bước 3 – Lên định hướng chân dung khách hàng

    Tiếp đến là bước xác định chân dung khách hàng bao gồm độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, hành vi, sở thích hay thói quen tiêu dùng… Sau đó, bạn cần phân nhóm nhỏ thành khách hàng tiềm năng lớn, khách hàng trung thành, khách hàng đem lại giá trị không cao và khách hàng tiêu cực. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại và xác định được đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm và dịch vụ.

    Bước 4 – Xây dựng chiến lược

    xây dựng chiến lược

    Xây dựng chiến lược là bước tiếp theo trong quy trình thiết lập mẫu kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp sẽ kết hợp giữa kế hoạch bán hàng cùng với hoạt động cụ thể, nhân sự phù hợp, nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu đề ra. Để hoàn thiện tốt bước này, doanh nghiệp có thể tham khảo ngay mô hình SWOT để xây dựng một chiến lược thực hiện hoàn hảo nhất.

    Bước 5 – Thiết lập mức ngân sách phù hợp

    Một trong những bước khó thực hiện nhất của quy trình hoàn thiện mẫu kế hoạch bán hàng chính là phân bổ ngân sách phù hợp. Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác nhau, do đó bạn cần xác định được một vài các khoản phí cố định như: Thuê kho bãi, địa điểm, khấu hao tài sản cố định, chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, lương và bảo hiểm cho người lao động…

    Ngoài ra, các khoản chi phí có thể biến đổi mà bạn cũng cần quan tâm điển hình như chi phí quảng cáo, tiền thưởng, phí vận chuyển và bảo quản, vốn lưu động…

    Bước 6 – Đào tạo hệ thống nội bộ

    Một kế hoạch bán hàng hoàn hảo chưa thể quyết định được hiệu quả khi áp dụng vào chính doanh nghiệp. Bởi lẽ, bạn cần phải triển khai đào tạo nội bộ doanh nghiệp một cách chỉn chu và an toàn nhất. Hãy đảm bảo, nhân sự trong doanh nghiệp hiểu được kế hoạch bán hàng, nắm rõ được nhiệm vụ của bản thân trong tổ chức và kết quả mà họ cần đạt được. Chỉ khi kết nối được các thành viên, doanh nghiệp của bạn mới có thể thực hiện kế hoạch một cách hoàn hảo nhất.

    Bước 7 – Xây dựng kế hoạch cho hoạt động tiếp thị

    kế hoạch tiếp thị

    Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng chính là thiết lập chi tiết cho hoạt động tiếp thị. Bằng cách này, nhân sự phòng kinh doanh sẽ nắm rõ được quy tắc và các bước cần thực hiện liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp như chương trình ưu đãi, mức giá phù hợp, chiết khấu hấp dẫn… 

    Qua đó, nhân sự liên quan trực tiếp đến hoạt động tiếp thị sẽ dễ dàng giải quyết nhu cầu của khách hàng và rút ngắn thời gian chốt đơn.

    Bước 8 – Lên kế hoạch dự phòng

    Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bắt buộc phải kèm theo các phương án dự phòng. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện bước này để chuẩn bị cho những thử thách và khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình triển khai. Khi đó, doanh nghiệp có thể tự chủ động trong mọi tình huống, giảm thiểu mức độ rủi ro nhất có thể. 

    Bước 9 – Theo dõi và phân tích

    Cuối cùng là bước theo dõi để tổng hợp toàn bộ các đánh giá, phản hồi, khiếu nại của nhân sự, khách hàng và đối tác. Một lưu ý đặc biệt trong bước xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng này, bạn nên theo dõi số liệu trong một khoảng thời gian nhất định như tuần, tháng, quý hoặc năm. Dựa trên những số liệu thống kê, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích để đưa ra những phương án phát triển phù hợp nhất trong tương lai. 

    Từ các bước hướng dẫn chi tiết trên đây, bạn đã có thể dễ dàng thiết lập mẫu kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh cho doanh nghiệp của mình. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phần mềm hỗ trợ hiệu quả đang được nhiều đơn vị sử dụng hiện nay.

    Pipedrive - Phần mềm hỗ trợ xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng hoàn hảo

    Là một trong những phần mềm thiết lập mẫu kế hoạch bán hàng tốt nhất, Pipedrive đang được đông đảo tại 179 quốc gia trên thế giới với 100.000+ doanh nghiệp sử dụng. Hiện tại, phần mềm này đang sở hữu rất nhiều các tính năng đặc biệt để hỗ trợ xây dựng kế hoạch bán hàng.

    pipedrive phần mềm hỗ trợ kế hoạch bán hàng
    • Hỗ trợ nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Tìm kiếm khách hàng từ đa dạng các nguồn khác nhau, phân loại và sàng lọc để cho ra khách hàng mục tiêu phù hợp nhất.
    • Xây dựng quy trình bán hàng phù hợp: Thiết lập quy trình bán hàng từ A – Z với phân chia data khách hàng, nhắc nhở liên hệ, tạo ghi chú đơn hàng, chuyển đổi trạng thái, chốt đơn…
    • Theo dõi và quản lý công việc: Tiến độ mà nhân sự thực hiện, kết quả hoàn thành và đo lường năng suất làm việc.
    • Tổng hợp báo cáo và đề xuất phương án: Bao gồm toàn bộ các nguồn báo các khách nhau được tổng hợp, tiếp đến hệ thống sẽ đề xuất các phương án triển khai phù hợp trong tương lai.

    Để đăng ký phần mềm Pipedrive hỗ trợ xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng, bạn chỉ cần nhanh tay click chọn nút ĐĂNG KÝ NGAY.

    Đoạn kết

    Trên đây là toàn bộ những thông tin từ cơ bản đến chi tiết về mẫu kế hoạch bán hàng dành cho doanh nghiệp. Trong quá trình tham khảo và nghiên cứu, nếu bạn có câu hỏi nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ với Pipedrive CRM Vietnam qua trực tiếp số Hotline: 024.9999.7777 để được hỗ trợ.

    Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất

    markegin icon
    Xin chào bạn 👋
    Chúc bạn có một ngày tốt lành
    Đăng ký nhận tin tức để không bỏ lỡ bất kì kiến thức gì về CRM và Pipedrive nhé

    Chúng tôi sẽ không Spam! Vui lòng đọc [link]privacy policy[/link] để biết thêm thông tin.

    0 0 Các bình chọn
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Cũ nhất
    Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận