Business Strategy là gì?
Business Strategy – Chiến lược kinh doanh được hiểu là sự phối hợp giữa nhiều hoạt động với nhau dưới sự điều khiển của doanh nghiệp làm sao để đạt được mục tiêu nhanh chóng nhất. Thông qua chiến lược này, từ ban lãnh đạo cho đến nhân sự trong doanh nghiệp đều nắm được một bức tranh toàn cảnh về thế mạnh, nguồn lực, điểm yếu, cơ hội hay thách thức…
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu chi tiết về khái niệm này trong kinh doanh sẽ bao trùm:
1. Hoạt động mang tính tổng thể:
Điển hình như các hoạt động phát triển và định vị thương hiệu, lập kế hoạch tối ưu hóa, thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng trung thành, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
2. Đưa ra mục tiêu mang tính dài hạn:
Tại đây người làm chủ doanh nghiệp sẽ đề ra các mục tiêu quan trọng cần đạt được trong tương lai như mục tiêu về Marketing, kinh doanh, định giá, thương hiệu. *Ví dụ: như công ty A có mục tiêu từ 3 – 5 năm gia tăng độ phủ thương hiệu, tăng lợi nhuận hơn 10% so với năm trước…
3. Phân bổ các nguồn lực hợp lý:
Để nguồn lực phân bổ tốt nhất thì phải bao gồm chi phí cho từng phương án, nhân sự thực hiện, trang thiết bị phục vụ được chỉn chu.
Nhìn chung, một chiến lược kinh doanh hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, gia tăng lợi nhuận, phủ rộng thị phần và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, Business Strategy được coi là hoàn hảo khi tích hợp đầy đủ các yếu tố như mục tiêu, sự mới lạ ở từng thời điểm để đem về mức doanh thu cao.
Vai trò của Business Strategy trong kinh doanh
Với bất cứ doanh nghiệp nào có quy mô từ nhỏ đến lớn, hay hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng nhìn thấy được tầm quan trọng của Business Strategy khi ứng dụng. Dưới đây là một vài các vai trò cơ bản mà bạn nhất định phải biết để có thể sử dụng trong chính doanh nghiệp của mình:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc:
Một kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm rất nhiều các hoạt động xung quanh, từ đó mỗi hoạt động sẽ bao gồm nhiều công việc cần thực hiện. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được chi tiết từng hạng mục cần làm và không để xuất hiện tình trạng thiếu công đoạn triển khai.
2. Hỗ trợ phòng ngừa rủi ro:
Khi xác định được những công việc cần thực hiện để đạt đến mục tiêu nhất định, doanh nghiệp có cơ hội để triển khai các biện pháp thực hiện có thể xảy ra để ngăn ngừa rủi ro. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả về chi phí và nhân lực thực hiện, ứng phó kịp thời với các tình huống.
3. Xác định điểm mạnh điểm yếu:
Thông qua Business Strategy, bạn sẽ nhận thấy những điểm mạnh của công ty để dễ dàng phát huy, đồng thời đối với những điểm yếu sẽ có biện pháp thay thế hoặc khắc phục kịp thời để hạn chế hậu quả gây ra.
4. Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực:
Khi áp dụng chiến lược kinh doanh, các nguồn lực sẽ được phân bổ một cách hợp lý nhất có thể để có thể khai thác triệt để tránh lãng phí.
Từ một vài các lợi ích trên đây, bạn đã phần nào hiểu được vai trò của Business Strategy đối với doanh nghiệp trước khi đưa ra bất cứ một quyết định quan trọng nào. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh mà bất cứ ai cũng cần phải lưu ý.
06 yếu tố quyết định một Business Strategy hoàn hảo
Để thực hiện một Business Strategy hoàn hảo nhất, doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh. Dưới đây là 06 yếu tố quan trọng mà bạn nhất định không thể bỏ qua.
Mục tiêu chiến lược
Đây được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến Business Strategy. Bởi lẽ, trước khi bắt đầu thực hiện bạn phải xác định được mục tiêu chiến lược cần thực hiện là gì. Bằng cách này, doanh nghiệp của bạn sẽ biết được những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn để hướng doanh nghiệp đến tiềm lực phát triển mạnh mẽ hơn. Các mục tiêu này có thể là doanh số đạt được, lượng khách hàng quan tâm, quy mô nhân sự hoặc lĩnh vực hoạt động mở rộng.
Một lưu ý nhỏ cho bạn để có thể phân biệt được rõ ràng giữa mục tiêu và sứ mệnh, bởi lẽ sứ mệnh chỉ mang ý nghĩa bao quát chung chung. Hơn nữa, mục tiêu sẽ bao gồm những hành động cụ thể, rõ ràng có thể đo lường được cả về thời gian, chi phí và hiệu quả đạt được.
Phạm vi thực hiện
Yếu tố thứ hai quyết định đến hiệu quả của một Business Strategy chính là phạm vi mà doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện. Tùy thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn phạm vi khoanh vùng để triển khai. Bất cứ lĩnh vực nào cũng sẽ một phạm vi nhất định, do đó bạn cần phải chú trọng đặc biệt vào nơi quy tụ nhiều yếu tố tiềm năng nhất.
Bằng cách này, doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và cả nhân lực để có thể thực hiện. Đừng mở rộng phạm vi thực hiện quá nhiều, bởi lẽ trên thị trường sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, khi doanh nghiệp của bạn còn nhỏ hãy tập trung vào một phân khúc nhất định để khai thác triệt để.
Phương thức hoạt động
Sau khi bạn đã xác định được mục tiêu và phạm vi chiến lược, bước tiếp đến chính là lựa chọn phương thức hoạt động để có thể xây dựng Business Strategy hiệu quả. Để thực hiện được yếu tố này, đòi hỏi toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp phải tập trung và đầu tư nhiều nhất có thể cả về thời gian, chi phí và kiến thức.
Tương tự như phạm vi thực hiện, tùy thuộc vào quy mô, phân khúc và mục tiêu hướng đến mà bạn có thể lựa chọn các phương thức phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Mức độ đáp ứng nhu cầu
Tiếp đến là yếu tố xác định được mức độ thực hiện hay còn gọi là mức độ khả thi khi doanh nghiệp áp dụng Business Strategy. Do đó, để thực hiện được chiến lược kinh doanh người làm chủ doanh nghiệp phải tìm hiểu, đo lường số liệu thực tế để xác định được khả năng có thể thực hiện. Một lưu ý cho các doanh nghiệp, tuyệt đối không đưa ra nhu cầu viển vông không thể thực hiện được nếu như bạn không muốn công ty tốn kém thêm cả về mặt chi phí và nguồn lực.
Nguồn lực thực hiện
Yếu tố thứ năm ảnh hưởng đến quyết định của Business Strategy của doanh nghiệp chính là các nguồn lực hỗ trợ thực hiện. Các nguồn lực này sẽ trực tiếp tham gia vào toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp để hướng đến mục tiêu đã đề ra. Các nguồn lực này chính là đội ngũ nhân sự, cán bộ quản lý, ban lãnh đạo… chung tay thực hiện các công việc để hoàn thành xuất sắc yêu cầu mong muốn. Khi một doanh nghiệp có nguồn lực lớn mạnh, khả năng quản lý tốt đồng nghĩa với việc tốc độ phát triển sẽ ngày càng đi lên.
Giá trị mang lại
Cuối cùng là yếu tố giá trị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của một Business Strategy. Khi áp dụng chiến lược kinh doanh hoàn hảo chính là hỗ trợ khách hàng nhìn thấy những giá trị mà doanh nghiệp đem lại thông qua chính sản phẩm, dịch vụ, nhân sự chăm sóc…Ngoài ra, thương hiệu của doanh nghiệp càng được nhiều khách hàng biết đến, phủ rộng khắp các nền tảng chính là hiệu quả của việc đem lại giá trị cao.
Với nội dung trên đây, doanh nghiệp đã phần nào hiểu được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng Business Strategy cho doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình để thực hiện một chiến lược kinh doanh từ a – z.
Hướng dẫn quy trình 04 bước xây dựng Business Strategy
Để tạo nên một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt được quy trình thực hiện hiệu quả nhất. Dưới đây là các bước cơ bản mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình.
Xác định mục tiêu cả trong ngắn hạn và dài hạn
Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng Business Strategy cho doanh nghiệp chính là xác định được mục tiêu ở trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào mức độ cần thiết đối với chiến lược thực hiện. Các loại mục tiêu mà doanh nghiệp cần xác định có thể kể đến như quy mô, doanh số, lợi thế cạnh tranh…
Nếu như bạn vẫn chưa biết tìm ra mục tiêu cho doanh nghiệp như thế nào thì có thể tham khảo ngay mô hình SMART hỗ trợ thiết lập định hướng sao cho chính xác, thực tế và phù hợp với mức độ mong muốn. Điển hình như việc xác định muốn có cái gì? Đạt được cái gì? Con số muốn đạt được là bao nhiêu? Mức độ khả thi khi thực hiện? Thời gian để có thể thực thi là bao lâu?
Nghiên cứu kết hợp phân tích thị trường
Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo trong Business Strategy chính là tiến hành triển khai nghiên cứu thị trường bao gồm cả thị trường, đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã tổng hợp số liệu nghiên cứu thành công, tiếp đến sẽ chuyển sang bước phân tích. Tại đây, doanh nghiệp có thể tham khảo mô hình phân tích SWOT để tìm ra những cơ hội và thách thức để có thể vượt qua đối thủ và đứng vững trên thị trường.
Xây dựng chiến lược phù hợp với sản phẩm chủ lực
Sau khi đã hiểu được thị trường, để xây dựng được Business Strategy doanh nghiệp sẽ chuyển sang bước xây dựng chiến lược dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi nắm bắt được những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, bạn sẽ lựa chọn chiến lược để sản phẩm tiếp cận đến gần hơn với khách hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tốt nhất. Hơn nữa, đứng trên góc độ của người làm chủ doanh nghiệp hãy chú trọng đặc biệt vào các yếu tố như bao bì, chất lượng, giá cả, nhãn hiệu…
Đánh giá – Đo lường – Tối ưu toàn bộ
Bước cuối cùng của một quy trình xây dựng Business Strategy dành cho doanh nghiệp chính là đánh giá và đo lường mức độ thực hiện, khả năng tối ưu an toàn. Đây được xem là bước để doanh nghiệp có thể đánh giá được chiến lược kinh doanh liệu có khả thi với tình hình thực tế hay không.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian đo lường, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các phần mềm hỗ trợ thống kê dữ liệu. Dựa trên những số liệu đã thu thập được sẽ tiến hành tối ưu các điểm còn hạn chế để hoàn thiện nhanh chóng mục tiêu đã được đề ra.
Với quy trình được hướng dẫn trên đây, doanh nghiệp có thể dễ dàng từng bước thực hiện để hoàn thiện được một Business Strategy hoàn hảo cho công ty. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lưu ý quan trọng khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh.
06 lưu ý quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng Business Strategy
Trước khi tiến hành triển khai thực hiện xây dựng Business Strategy, bạn cần phải nghiên cứu toàn bộ các lưu ý dưới đây để không ảnh hướng đến hiệu quả triển khai:
1. Hiểu các đối thủ trên thị trường:
Khi phân tích được đối thủ, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những điểm mạnh và điểm yếu để có thể tìm ra phương án phát triển riêng. Đây sẽ một trong những điểm khác biệt để công ty của bạn có thể cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác trên thị trường.
2. Tập trung vào dòng tiền:
Bằng cách vận hành dòng tiền chặt chẽ, bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng lớn chi phí, dự trữ khoản dự phòng cho các trường hợp bất trắc.
3. Sử dụng công nghệ mới:
Theo xu hướng phát triển của thị trường, doanh nghiệp cần nắm bắt được những thay đổi đặc biệt là công nghệ để có thể áp dụng. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh có thể lựa chọn các phần mềm hỗ trợ tổng hợp, phân tích, thu thập dữ liệu, báo cáo trực quan.
4. Khởi đầu từ thị trường ngách:
Khi tập trung vào thị trường ngách doanh nghiệp sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiết kiệm chi phí để cung cấp được sản phẩm đặc biệt, thấu hiểu nhu cầu chuyên biệt và truyền tải đúng thông điệp mong muốn.
5. Quan tâm đến phản hồi của khách hàng:
Mỗi khách hàng sẽ có những đánh giá riêng về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, do đó bạn cần tổng hợp để theo dõi và phân tích. Với các phản hồi tích cực sẽ tiếp tục phát huy và những phản hồi tiêu cực cần khắc phục nhanh chóng.
6. Thay đổi linh hoạt theo xu hướng:
Khi thị trường có bất cứ biến động nào, doanh nghiệp phải cập nhật xu hướng nhanh chóng để không bị đối thủ bỏ xa.
Từ những thông tin trên đây, doanh nghiệp cần phải lưu ý trước khi tiến hành xây dựng Business Strategy. Tiếp đến, để hỗ trợ quá trình triển khai chiến lược kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả nhất hãy cùng tham khảo phần mềm hỗ trợ được chúng tôi giới thiệu dưới đây.
Pipedrive - Phần mềm hỗ trợ xây dựng Business Strategy hoàn hảo
Một trong những phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng Business Strategy hiệu quả chắc chắn phải kể đến Pipedrive CRM. Bởi lẽ, phần mềm này đã và đang được sử dụng tại hơn 179 quốc gia trên thế giới với hơn 100.000 doanh nghiệp ứng dụng. Dưới đây, là các tính năng đặc biệt được ứng dụng hỗ trợ cho quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp, đồng thời phân loại và sàng lọc để tìm ra danh sách tiềm năng nhất.
- Phân loại đến từng thành viên phụ trách để chăm sóc và hỗ trợ khách hàng.
- Thông báo những công việc chưa được thực hiện để tiến hành hoàn thiện nhanh chóng.
- Tổng hợp dữ liệu chi tiết của từng khách hàng bao gồm cả cuộc gọi, email, tin nhắn…
- Phân tích và báo cáo dữ liệu chuyên sâu để tìm ra phương án mới trong tương lai.
Từ những tính năng trên đây, phần mềm Pipedrive trở thành một phần không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Để đăng ký phần mềm vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.
Phần kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết để người dùng có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi Business Strategy là gì? Trong quá trình tham khảo, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng nhấn trực tiếp qua Livechat phía dưới cho Pipedrive CRM Vietnam để được hỗ trợ ngay.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất”