Danh mục bài viết
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top
    kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

    Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì? 07 bước thiết lập nhanh chóng

    Để một doanh nghiệp có thể hoạt động dù trong ngắn hạn hoặc dài hạn bắt buộc phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Vậy kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng kế hoạch như thế nào?

    Kế hoạch kinh doanh là gì?

    Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được biết đến là tài liệu mô tả toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức bao gồm cả sản phẩm/dịch vụ, đội ngũ lãnh đạo, mô hình, tài chính… Một doanh nghiệp có một hoặc nhiều kế hoạch kinh doanh đơn lẻ để phục vụ mục tiêu chính cho tổ chức như:

    kế hoạch kinh doanh

    1. Kế hoạch kinh doanh chiến lược:

    Thời hạn kéo dài thông thường khoảng 5 năm, tập trung chủ yếu vào các yếu tố như tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và các phương án để đạt được kỳ vọng trong tương lai.

    2. Kế hoạch kinh doanh nội bộ:

    Liên quan trực tiếp đến một hoặc nhiều bộ phận trong doanh nghiệp và điển hình là nhóm tiếp thị. Các kế hoạch này được xây dựng để tiến hành kiểm tra tình hình hiện tại của nhóm, cấp độ về chi phí, lợi nhuận hay nhu cầu nâng cấp.

    3. Kế hoạch kinh doanh khả thi:

    Là một trong những kế hoạch dự phòng hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong một giai đoạn bất kỳ. Kế hoạch này sẽ nhắm mục tiêu trực tiếp đến một nhóm nhân khẩu học nhất định và đầu tư một khoản chi phí.

    4. Kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp:

    Dành cho đối tượng doanh nghiệp bắt đầu bước vào giai đoạn kinh doanh. Kế hoạch này sẽ bao gồm toàn bộ các thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, chuỗi cung ứng và đội ngũ nhân sự quản lý.

    Sau khi đã tìm hiểu đôi chút về khái niệm kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tham khảo các nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong kế hoạch này.

    06 nội dung trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

    nội dung kế hoạch kinh doanh

    Thông thường, một kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm 06 nội dung cơ bản dưới đây:

    1. Tóm tắt toàn bộ dự án:

    Vì bản kế hoạch sẽ rất dài, do đó bạn cần phải có một nội dung tóm tắt cơ bản nhất. Mục này sẽ bao gồm các phần như nguyên nhân, mục tiêu và cách thức triển khai vận hành dự án. Đây là nội dung đầu tiên của bản kế hoạch kinh doanh nhưng bạn sẽ chỉ nên thực hiện sau khi đã hoàn thành xong các nội dung còn lại.

    2. Nghiên cứu và phân tích thị trường:

    Khi nghiên cứu và phân tích thị trường càng chi tiết thì các quyết định đưa ra càng chính xác. Nội dung này sẽ bao gồm các thông tin về đối thủ, nhà cung cấp, khách hàng, thị trường mục tiêu…

    3. Kế hoạch vận hành:

    Là câu trả lời cho các câu hỏi, cách thức để đạt được mục tiêu? công việc thực hiện trong quá trình triển khai? Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết cách cụ thể hóa phương thức kết hợp cùng từng bộ phận để đưa ra KPI phù hợp với năng lực.

    4. Hoạch định các nguồn lực:

    Xác định các nguồn lực cần có để thực hiện dự án bao gồm nhân lực, quan hệ, đối tác, các kênh triển khai… Tùy thuộc vào từng nguồn lực mà nhà lãnh đạo sẽ đưa ra phương án thực hiện phù hợp cùng các con số cụ thể để đánh giá và đo lường hiệu quả.

    5. Hoạch định tài chính:

    Các khoản chi phí càng được chia nhỏ càng tốt, nhằm mục đích tiết kiệm tối đa chi phí và giảm thiểu rủi ro liên quan đến tài chính.

    6. Tài liệu được đính kèm:

    Bao gồm các tài liệu hỗ trợ cho thông tin trong bản kế hoạch kinh doanh như bảng cân đối kế toán, tài liệu phân tích thị trường, bản luân chuyển tiền tệ, các loại giấy phép kinh doanh…

    Từ những nội dung trên đây, bạn cần lưu ý sử dụng các hạng mục này trong bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tính đầy đủ và nâng cao độ chính xác. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của kế hoạch này đối với các doanh nghiệp hiện nay.

    Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò gì?

    Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động hiệu quả cũng cần phải có kế hoạch kinh doanh. Dưới đây là những vai trò quan trọng mà bạn nhất định phải biết:

    vai trò kế hoạch kinh doanh

    Đánh giá mức độ khả thi

    Bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm đầy đủ các nội dung từ cơ bản đến chi tiết để bạn có thể nhìn nhận được bức tranh tổng thể trước khi tiến hành thực hiện. 

    Thông qua những số liệu cụ thể được thu thập và phân tích trên thị trường kết hợp cùng với sự am hiểu kiến thức trong lĩnh vực sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ khả thi khi triển khai. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của dự án để có quyết định đúng đắn nhất với tình hình thực tại.

    Mở rộng cơ hội, tìm kiếm các nhà đầu tư

    Ngoài việc đánh giá mức độ khả thi trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bạn còn nhìn nhận được những cơ hội và thách thức mà công ty cần trải qua khi thực hiện dự án này. Do đó, đây chính là con đường giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và an toàn nhất. 

    Ngoài ra, với các con số kết hợp cùng nội dung trong kế hoạch kinh doanh vừa chi tiết, vừa thực tế sẽ thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư. Đây được xem là một trong những cách mở rộng cơ hội phát triển, gia tăng nguồn vốn doanh nghiệp.

    Quản lý và điều hành hiệu quả

    Vai trò tiếp theo của kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp chính là hỗ trợ trong công tác quản lý và vận hành. Bởi lẽ, trong bản kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm đầy đủ các phương án thực hiện, bước triển khai chi tiết và mục tiêu rõ ràng. Qua đó, nhà lãnh đạo có thể dựa trên những thông tin này để phân bổ nguồn lực hợp lý, nắm bắt tiến độ thực hiện để đôn đốc kịp thời.

    Hạn chế tối đa rủi ro

    Thông qua kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cũng sẽ nhìn nhận được những thiếu sót cần khắc phục trong quá trình triển khai thực tế. Khi đó, bạn sẽ chủ động tìm ra giải pháp thay thế trước khi rủi ro có thể xảy đến. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tiết được được lượng lớn chi phí và thời gian để tập trung nâng cao hiệu suất công việc.

    Từ những lợi ích trên đây, kế hoạch kinh doanh trở thành một phần không thể thiếu trong bất cứ tổ chức nào. Tiếp đến, nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng một kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hãy theo dõi ngay một vài các lưu ý dưới đây.

    Quy tắc cần lưu ý khi thiết lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

    lưu ý triển khai kế hoạch kinh doanh

    Trước khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh, bạn nhất định phải biết đến những lưu ý quan trọng này:

    1. Nội dung kế hoạch phải đầy đủ và được tối giản nhất: 

    Kế hoạch kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các nội dung yêu cầu, đúng trọng tâm và không được quá dài dòng. Đừng biến chúng thành một cuốn sách nghiên cứu dài tập vì người đọc sẽ cảm thấy rất khó chịu. Bạn có thể để nội dung của bản kế hoạch trong khoảng từ 10 – 20 trang giấy A4. 

    2. Xác định được đối tượng người đọc: 

    Khi xác định được đối tượng người đọc là ai, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn các nội dung cần thiết để đưa vào trong bản kế hoạch. Ví dụ thực tế như khi cổ đông trong doanh nghiệp là người đọc chắc chắn bạn phải làm chi tiết nội dung liên quan đến báo cáo tài chính của các năm kế tiếp. Hay với nhân sự phòng Marketing thì cần truyền tải nội dung về các hoạt động truyền thông tới khách hàng ở hiện tại và tương lai.

    3. Không quá đặt nặng vấn đề chuyên môn: 

    Các thành viên trong doanh nghiệp không thể hiểu hết về kiến thức chuyên môn của các bộ phận khác, do đó bạn cần lưu ý đừng sử dụng quá nhiều kiến thức mang tính chuyên môn cao. Thay vào đó, hãy cố gắng truyền tải thông tin một cách dễ hiểu nhất.

    *Ví dụ: Những nhân viên ưu tú của phòng nhân sự không thể nào hiểu rõ được các chuyên môn của SEO tổng thể. Vì thế các nhân viên SEO sẽ dùng từ ngữ đơn giản để hỗ trợ phòng nhân sự tuyển được nhân tài tốt nhất cho doanh nghiệp.

    Từ 03 quy tắc trên đây, bạn cần phải hết sức lưu ý trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các hướng hướng dẫn chi tiết khi lập kế hoạch kinh doanh.

    Hướng dẫn chi tiết cách lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

    Để xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là điều không mấy dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết được chúng tôi tổng hợp:

    Xác định chính xác mục tiêu

    xác định mục tiêu

    Tùy thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình hoạt động mà doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu kinh doanh khác nhau. Do đó, khi thiết lập kế hoạch kinh doanh bước đầu tiên cần thực hiện chính là xác định mục tiêu cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các mục tiêu này phải được thể hiện càng chi tiết càng tốt, điển hình là thể hiện thông qua các con số, các thành quả đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Một lưu ý quan trọng, bạn nên đặt ra các mục tiêu thực tế, đừng quá viển vông.

    Nắm bắt nguồn lực và mức độ thực hiện

    Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chính là xác định được nguồn lực hiện tại. Các nguồn lực này chính là con người, tài chính, công nghệ… khi đó, người lãnh đạo phải biết cách phân bổ phù hợp nhất để khai thác triệt để. Khi doanh nghiệp có nguồn lực càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc hiệu quả và tiến độ thực hiện càng nhanh chóng hơn.

    Xác định xu hướng thị trường hiện nay

    Tiếp đến bạn cần tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Bằng cách này, bạn sẽ xác định được xu hướng của thị trường, các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, đồng thời tìm thấy cơ hội cho doanh nghiệp trong tương lai. Hãy trở thành người dẫn đầu thị trường bằng những chiến thuật thông minh đáp ứng nhu cầu hàng đầu của khách hàng.

    Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

    Khách hàng chính là trung tâm khi thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ đây là đối tượng đem lại mức doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty. Bạn bắt buộc phải nghiên cứu thật kỹ các sở thích, nhu cầu của khách hàng tiềm năng để dễ dàng tiếp cận, truyền tải thông điệp và khơi gợi hành vi mua hàng. Qua đó, bạn sẽ xây dựng được chân dung khách hàng và đưa ra các chiến lược mở rộng thị trường trong tương lai.

    Kết hợp phần mềm hỗ trợ

    Để thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chắc chắn không thể không sử dụng phần mềm hỗ trợ. Một trong những phần mềm đa dạng các tính năng từ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tổng hợp thông tin chi tiết cho đến phân tích, báo cáo và đề xuất phương án hiệu quả nhất hiện nay chính là Pipedrive CRM

    phần mềm hỗ trợ kế hoạch kinh doanh pipedrive

    Chỉ với một phần mềm duy nhất, bạn đã có thể dễ dàng quản lý toàn bộ nguồn nhân lực và tối giản quy trình thực hiện nhất có thể. Để đăng ký phần mềm, vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ NGAY.

    Áp dụng triển khai kế hoạch kinh doanh

    Sau khi đã có đầy đủ các nguồn lực hỗ trợ thực hiện, tiếp đến bạn cần tiến hành triển khai kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian thử nghiệm nhất định. Hãy lựa chọn từng phòng ban, từng bộ phận để áp dụng lần lượt, tiếp đến là thu thập các ý kiến để chuyển đổi sang bước cuối cùng nghiên cứu, đánh giá.

    Đánh giá dữ liệu và điều chỉnh

    Sau khi đã thu thập được một lượng lớn các dữ liệu triển khai kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ tiến hành đánh giá và tìm ra những ưu điểm, nhược điểm còn tồn đọng. Dựa vào những hạn chế này, bạn cần tìm ra phương án khắc phục hoặc biện pháp thay thế để có bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hoàn chỉnh nhất.

    Phần kết

    Trên đây là toàn bộ những thông tin để người dùng có thể trả lời được cho câu hỏi kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Ngoài ra, bạn cũng sẽ được trang bị thêm các kiến thức về nội dung, vai trò và các bước xây dựng thông qua bài viết này. Trong quá trình tham khảo nếu bạn có câu hỏi nào cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đăng ký phần mềm hỗ trợ vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 024.9999.7777 hoặc nhắn thông tin ở phần Livechat ngay.

    Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất

    markegin icon
    Xin chào bạn 👋
    Chúc bạn có một ngày tốt lành
    Đăng ký nhận tin tức để không bỏ lỡ bất kì kiến thức gì về CRM và Pipedrive nhé

    Chúng tôi sẽ không Spam! Vui lòng đọc [link]privacy policy[/link] để biết thêm thông tin.

    0 0 Các bình chọn
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Cũ nhất
    Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận