Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp được biết đến là các giá trị được gây dựng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và dần trở thành thói quen, quy tắc chi phối hành vi, tình cảm của nhân sự. Văn hóa này sẽ được tổ chức xây dựng và truyền tải thông qua nhận thức, phẩm chất, cách thức ứng xử và giao tiếp khi làm việc.
Thông thường văn hóa của doanh nghiệp sẽ được biểu hiện thông qua 02 yếu tố chính:
- Vô hình: Quy định, khẩu hiệu, nhạc, các hoạt động đặc trưng…
- Hữu hình: Thói quen, thái độ, phong thái, suy nghĩ của nhân sự trong tổ chức.
Doanh nghiệp là nơi hội tụ nhiều nhân sự khác nhau cả về tính cách, thái độ và phương thức làm việc. Do đó, khi sử dụng bộ văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho các thành viên trong tổ chức có thể dễ dàng kết nối theo một quy tắc chung để dễ dàng kiểm soát và quản lý.
Văn hóa doanh nghiệp có những cấp độ nào?
Bất cứ một tổ chức nào khi áp dụng văn hóa doanh nghiệp đều sẽ phải trải qua 03 cấp độ dưới đây:
Cấp 1 – Cơ cấu về giá trị hữu hình:
Là các giá trị mà bạn có thể trực tiếp cảm nhận được thông qua việc nghe, nhìn và tiếp xúc. Các giá trị này có thể ví dụ cơ bản như văn bản chính sách, cơ cấu sơ đồ tổ chức, kiến trúc, đồng phục, logo khẩu hiệu và mẫu mã sản phẩm.
Cấp 2 – Giá trị được tuyên bố và chấp thuận:
Chính là những giá trị được công bố rộng rãi từ doanh nghiệp và được thể hiện thông qua tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược và giá trị cốt lõi.
Cấp 3 – Quan niệm chung nhất:
Khó có thể nhận biết được vì chúng ẩn sâu bên trong doanh nghiệp. Ví dụ điển hình như văn hóa kinh doanh, văn hóa phản hồi, văn hóa nội bộ… Chỉ khi các thành viên chia sẻ với nhau mới có thể nhận biết được.
Với những cấp độ trên đây, bạn đã phần nào hiểu được tiến trình để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của văn hóa tổ chức.
05 yếu tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp
Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chắc hẳn sẽ có những yếu tố tác động đến hiệu quả và tiến độ thực hiện. Dưới đây là 05 yếu tố mà bạn nhất định phải biết:
Tầm nhìn dài hạn
Yếu tố đầu tiên tác động đến văn hóa doanh nghiệp chính là tầm nhìn của người đứng đầu tổ chức. Toàn bộ các hoạt động sẽ trở nên vô nghĩa nếu như công ty của bạn không xác định được mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn trong tương lai. Các mục tiêu này cần phải gắn liền với thực tế và được thể hiện thông qua các con số càng chi tiết càng tốt. Dựa vào mục tiêu và tầm nhìn, bạn sẽ định hướng được văn hóa mà doanh nghiệp cần áp dụng để nhân sự thực hiện trong suốt quá trình làm việc.
Giá trị thực tiễn
Tiếp đến là yếu tố giá trị ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp, những giá trị này sẽ được sử dụng để làm thước đo tiêu chuẩn để nhân sự trong tổ chức điều chỉnh các hành vi, quan điểm, thao tác sao cho phù hợp nhất. Các giá trị thực tế này chủ yếu xoay quanh chủ thể chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư… Thông qua các giá trị thực tại sẽ giúp tổ chức xây dựng một văn hóa chuyên nghiệp.
Nguồn nhân lực
Nhân tố tiếp theo tác động đến hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp chính là con người hay còn gọi nhân lực. Bởi lẽ, đây là bộ phận chính vận hành mọi hoạt động của tổ chức, là người đưa ra những tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, người xây dựng giá trị cốt lõi và là người đủ năng lực để sẵn sàng bắt tay thực hiện.
Một nhân sự đem lại giá trị cao cho doanh nghiệp cần được tuyển chọn kỹ lưỡng không chỉ về kiến thức chuyên môn mà cả cách thức thích nghi với văn hóa làm việc trong tổ chức. Có rất nhiều trường hợp nhân sự, do không phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp nên hình thành một áp lực không hề nhỏ dẫn đến tìm kiếm cơ hội mới.
Câu chuyện doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của giáo sư Marshall Ganz tại đại học Harvard, một doanh nghiệp hoạt động lâu dài và có số lượng nhân sự cống hiến hết mình khi xây dựng thành công một câu chuyện trong suốt quá trình hình thành. Bằng cách này, sẽ giúp cho chính nhân sự tin tưởng vào bộ máy lãnh đạo, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng được xem là một cách truyền thông hiệu quả tới khách hàng, đối tác để họ có thêm niềm tin vào doanh nghiệp.
Môi trường làm việc
Yếu tố cuối cùng tác động đến văn hóa doanh nghiệp chính là môi trường làm việc. Một doanh nghiệp có môi trường làm việc mở vừa chuyên nghiệp, vừa năng động sẽ là động lực để nhân sự có tinh thần làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện thông qua chính những thói quen của các thành viên, phương thức làm việc, cách ứng xử văn minh và lịch sự.
*Ví dụ: một doanh nghiệp H áp dụng văn hóa phản hồi 2 phút, tức là mỗi nhân sự khi trao đổi trò chuyện cùng nhau hoặc với khách hàng đều phải phản hồi trong vòng 2 phút. Để thực hiện tốt điều này, từ ban lãnh đạo, bộ phận quản lý cho đến mỗi nhân viên đều phải thực hiện mới có thể xây dựng thành công văn hóa này.
Từ những yếu tố trên đây, bạn có thể dễ dàng áp dụng để xây dựng văn hóa hoạt động trong doanh nghiệp hiệu quả. Tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu về vai trò khi áp dụng văn hóa doanh nghiệp tại tổ chức của bạn.
05 vai trò của văn hóa doanh nghiệp hiện nay
Nếu bạn vẫn chưa biết vai trò của văn hóa doanh nghiệp như thế nào đối với từng cá nhân, tổ chức hãy cùng tham khảo ngay nội dung được chúng tôi chuẩn bị dưới đây.
Nâng cao chất lượng tuyển dụng
Khi công ty của bạn sở hữu văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, điều này đồng nghĩa với việc chất lượng tuyển dụng trong tổ chức sẽ ngày càng được nâng cao. Một văn hóa làm việc đáng mơ ước của nhiều ứng viên, chúng được xây dựng và thực hiện bởi các nhân sự cũ với lòng trung thành và mức độ tin tưởng cao sẽ trở nên tin cậy hơn bao giờ hết. Do đó, doanh nghiệp sẽ chọn lọc được nhiều ứng viên chất lượng để sẵn sàng cho hành trình phát triển phía trước.
Tiếp thêm tinh thần và động lực cho nhân sự
Một doanh nghiệp có văn hóa tốt là khi toàn bộ các thành viên trong tổ chức đều nhìn thấy mục tiêu và định hướng rõ ràng trong tương lai. Hiện nay, đa phần người lao động đều có xu hướng lựa chọn các đơn vị có văn hóa làm việc hòa đồng, được tôn trọng và nhận thành quả xứng đáng so với công sức bỏ ra.
Ngoài ra, họ sẽ được làm việc trong một môi trường thoải mái để có thêm nhiều tinh thần làm việc, nơi mà sự sáng tạo của họ được sử dụng tốt nhất. Ngoài ra, thu nhập là một trong những động lực thúc đẩy nhân sự làm việc hiệu quả nhưng một môi trường làm việc tốt sẽ là cách thông minh để giữ chân nhân tài.
Gia tăng hiệu suất làm việc
Khi văn hóa công ty được xây dựng tốt sẽ giúp cho hiệu suất làm việc của nhân sự gia tăng. Đa phần các công ty có văn hóa tốt thì số lượng nhân viên sẽ ít gặp tình trạng căng thẳng hơn và không gặp nhiều áp lực trong công việc. Bởi lẽ, hiện nay nhân sự sẽ có xu hướng nâng cao hiệu quả công việc khi có thêm nhiều động lực, sự tận tâm của lãnh đạo và sự hài lòng của bản thân.
Điều phối và kiểm soát dễ dàng
Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo và bộ phận quản lý dễ dàng kiểm soát các hành vi cá nhân của nhân sự. Điển hình là việc bạn có thể điều phối các quy tắc và chuẩn mực cần tuân theo. Trong trường hợp đưa ra các quyết định quan trọng, bạn có thể khoanh vùng và thu hẹp phạm vi thực hiện để tìm ra phương án lựa chọn phù hợp nhất.
Lợi thế cạnh tranh với đối thủ
Vai trò cuối cùng của văn hóa doanh nghiệp chính là thiết lập lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Hãy thử hình dung, một doanh nghiệp có môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức độ uy tín cao, hiệu quả hoạt động cao sẽ được rất nhiều các khách hàng quan tâm, đối tác lựa chọn. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có lợi thế nhiều hơn so với đơn vị cùng ngành và đạt được doanh thu dẫn đầu lĩnh vực trong tương lai.
Với những vai trò trên đây, bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình xây dựng văn hóa một cách hiệu quả thông qua nội dung dưới đây.
Hướng dẫn quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Để thiết lập được một văn hóa doanh nghiệp phù hợp bắt buộc bạn phải là người lãnh đạo có tầm nhìn xa và định hướng tốt kết hợp cùng với quy trình thực hiện dưới đây:
Bước 1 – Xác định văn hóa hiện tại của doanh nghiệp
Nếu từ trước đến giờ, công ty của bạn đã từng áp dụng văn hóa doanh nghiệp nhưng chưa hiệu quả thì đây chính là thời điểm cần thay thế. Ở bước đầu tiên này, bạn hãy xác định xem văn hóa hiện tại của doanh nghiệp là gì? Để thực hiện được điều này, bạn có thể tiến hành khảo sát để lấy ý kiến trực tiếp từ đội ngũ nhân sự.
Ngoài ra, đứng trên góc độ quan sát của một nhà lãnh đạo, nếu doanh nghiệp xuất hiện các trường hợp dưới đây thì phải nhanh chóng chuyển đổi văn hóa hiện tại:
- Nhân sự tuyển dụng liên tục các vị trí: Điều này cho thấy công tác quản lý đang gặp vấn đề, nhân viên cảm thấy không hài lòng và không muốn tiếp tục gắn bó với công ty.
- Các thói quen xấu xuất hiện ở cả sếp và nhân viên: Đi làm trễ, kỷ luật kém, hay đổ lỗi, chậm deadline, xin nghỉ nhiều.
- Văn hóa giao tiếp trong nội bộ kém: Văn phòng không có sự tương tác, nhân viên chào – sếp dửng dưng, đồng nghiệp hỏi không phản hồi. Đây là nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn khiến việc giao tiếp trong nội bộ trở nên khó khăn và không thoải mái.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp khác trong doanh nghiệp mà bạn cũng cần lưu ý như nhân viên không hài lòng nhưng không dám cởi mở, quản lý và nhân viên là hai nhóm tách biệt, nhân sự không tham gia thảo luận trong cuộc họp…
Bước 2 – Lên mục tiêu mong muốn
Chuyển sang bước tiếp theo của mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xác định mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Hãy xác định mục tiêu trong dài hạn ví dụ như kết nối giữa các nhân sự, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc. Dựa vào những mục tiêu này, bạn sẽ bắt đầu thiết lập văn hóa doanh nghiệp phù hợp để nhân viên làm việc trao đổi với nhau nhiều hơn, lựa chọn các phần mềm hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn.
Bước 3 – Tìm ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Để tìm được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, bạn cần tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây:
- Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dài hạn mà công ty theo đuổi là gì?
- Bạn mong muốn mọi người biết đến doanh nghiệp như thế nào?
- Mục tiêu của doanh nghiệp có phù hợp với từng cá nhân và tập thể hay không?
- Văn hóa mà doanh nghiệp định hướng trong tương lai là gì?
Bước 4 – Lên kế hoạch rút gọn khoảng cách văn hóa
Ban lãnh đạo sẽ là người lên kế hoạch và khởi xướng hướng dẫn toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp áp dụng văn hóa doanh nghiệp mới. Để thực hiện ngay trong một khoảng thời gian ngắn là điều không thể dễ dàng, do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng thử để đánh giá, khắc phục những nhược điểm và chuyển sang bước thực hiện tiếp theo.
Bước 5 – Triển khai ứng dụng văn hóa doanh nghiệp
Ở bước triển khai ứng dụng văn hóa doanh nghiệp, ban lãnh đạo sẽ đề xuất thêm một vài các phần mềm hỗ trợ hiệu quả để đạt được mục tiêu nhanh chóng nhất. Nếu bạn vẫn chưa biết lựa chọn phần mềm quản lý và hỗ trợ nhân sự xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp theo đúng quy trình thì có thể tham khảo ngay Pipedrive CRM.
Hiện tại, phần mềm này đang được sử dụng rộng rãi tại 179 quốc gia trên thế giới với hơn 100.000 doanh nghiệp áp dụng. Đặc biệt phần mềm này sở hữu rất nhiều các tính năng thông dụng như: Xây dựng quy trình làm việc chuẩn từ A – Z để đảm bảo tiết kiệm thời gian, từng bước thực hiện đều được đánh giá sát sao và quản lý chặt chẽ, gửi thông báo khi bỏ lỡ bất cứ bước nào, tổng hợp toàn bộ dữ liệu nhanh chóng và an toàn.
Để đăng ký sử dụng phần mềm này, vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ NGAY.
Bước 6 – Kiểm soát và đo lường mức độ hiệu quả
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là kiểm soát và đo lường hiệu quả sau khi được áp dụng. Dựa trên những đánh giá của người thực hiện và kết quả đạt được bạn sẽ tổng kết được những ưu điểm và nhược điểm của các văn hóa đang áp dụng. Trong trường hợp có những văn hóa không phù hợp cần loại bỏ hoặc thay thế nhanh chóng.
Từ những bước hướng dẫn chi tiết trên đây, bạn có thể dễ dàng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hoàn hảo phù hợp với mục tiêu và định hướng tương lai của tổ chức.
Để tạo ra những tài liệu về văn hóa doanh nghiệp riêng tư và tốt nhất thì bạn có thể tham khảo những công cụ từ hệ sinh thái của Google Workspace,…
Phần kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin từ tổng quan đến chi tiết để bạn có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi văn hóa doanh nghiệp là gì? Trong quá trình tham khảo và nghiên cứu, nếu bạn có thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất“