Chiến lược là gì?
Chiến lược hay còn gọi là Strategy bao gồm những quyết định, cách thức, hành động hoặc mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn…Đây là những ví dụ cụ thể nằm trong kế hoạch được hoạch định trước đó để có thể thực hiện được mục tiêu sớm nhất.
Tiếp đến là quản trị chiến lược một trong những hệ thống các biện pháp hay phương pháp được thực hiện bài bản nhất để hỗ trợ phân tích, thực hiện và điều chỉnh phù hợp khi áp dụng cụ thể. Và người để vận hành cả hai yếu tổ trên trong doanh nghiệp chính là cổ đông bao gồm những nhà đầu tư cả trong và ngoài nước hay cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần của công ty. Tất cả những cổ đông này phải nắm giữ tiềm lực về tài chính và những cam kết gắn bó lâu dài.
Các doanh nghiệp được đánh giá cao trong quá hình hoạt động khi áp dụng cùng lúc ba vùng chiến lược, bốn vùng, hay thậm trí là nhiều vùng khác nhau tùy thuộc vào nguồn lực và tình hình tài chính.
Chiến lược và chiến thuật khác nhau như thế nào?
Sự nhầm lẫn giữa chiến lược và chiến thuật rất dễ xảy đến khi bạn không nắm rõ khái niệm, vai trò và sự khác nhau giữa chúng. Dưới đây là đặc điểm cơ bản về chiến thuật để bạn có thể dễ dàng hình dùng.
- Bao gồm những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn
- Bắt buộc phải có chiến lược sau đó mới thực hiện được với chiến thuật
- Không chứa nhiều rủi ro
- Thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào tình hình thị trường, nhiệt độ hay thời tiết…
Ngoài ra, nhiều bạn cũng rất khó phân biệt với sách lược vì đây là giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp với những biện pháp, đường lối, cách thức tổ chức… áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định không nhất thiết phải kéo dài xuyên suốt.
06 yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của chiến lược
Để biết chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn có thành công hay không chắc chắn người làm chủ doanh nghiệp phải thiết lập được bản đồ thực hiện bao gồm đầy đủ các yếu tố quan trọng dưới đây.
Mục tiêu
Khi thực hiện bất cứ dự án nào, điều đầu tiên doanh nghiệp cần lưu ý chính là thiết lập mục tiêu chiến lược thông qua tầm nhìn. Yếu tố quan trọng này sẽ giúp bạn xác định được cụ thể:
- Phương án lựa chọn hay còn gọi là hướng đi cho doanh nghiệp
- Tập trung và gây dựng nguồn lực để là bàn đạp cho việc thực hiện mục tiêu
- Doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác vị trí của mình trên thị trường
- Xác định đúng định hướng cho nhân sự trong doanh nghiệp
Mục tiêu giữ vai trò cốt cán trong chiến lược của bất cứ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, các nhà quản lý phải cân nhắc chính xác yếu tố này để tránh mất thời gian và tốn kém về mặt chi phí thực hiện.
Sự nhất quán
Tiếp đến là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cũng cần lưu ý chính là tính nhất quán trong quá trình làm việc. Điều này sẽ được thể hiện thông qua chiến lược cụ thể, điển hình như việc doanh nghiệp xác lập được mục tiêu và nhất quán truyền thông trên nhiều kênh cụ thể. Với sự nhất quán này, doanh nghiệp sẽ thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện để toàn bộ nhân sự nắm bắt được yêu cầu chi tiết và thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra.
Khả năng linh hoạt
Yếu tố tiếp theo cũng nắm giữ một vai trò không hề nhỏ trong chiến lược hoạt động của doanh nghiệp chính là khả năng ứng biến linh hoạt. Đây được xem là một trong những phương án thực hiện mà không phải công ty nào cũng có thể ứng dụng tốt được.
Và để gia tăng tính linh hoạt, doanh nghiệp phải đầu tư một đội ngũ nhân sự chuyên nghiên cứu và hỗ trợ phân tích, dự báo xu hướng thị trường. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ đón đầu xu hướng nhanh nhất, ứng biến nhạy bén để đạt được hiệu quả cao.
Nhân sự
Đứng ở vị trí thứ tư chính là nhân sự, nguồn lực cốt lõi trong bất cứ chiến lược nào được thực hiện tại doanh nghiệp. Chính vì vậy khi đứng ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp, người quản lý phải chú trọng đặc biệt đến đội ngũ nhân viên. Có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng nhân sự như tuyển dụng yêu cầu cao ở yếu tố đầu vào, thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nắm bắt kiến thức chuyên sâu, tạo cảm hứng làm việc với môi trường làm việc thoải mái, quy trình làm việc khoa học và chế độ khen thưởng mở rộng…
Chi phí
Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một chiến lược, ngoài những thành phần trên chắc chắn phải kể đến chính là chi phí hay còn gọi là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tài chính vững thì khi kết hợp với các yếu tố khác mới có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng chi trả của doanh nghiệp mà các nhà quản lý phải cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp, tránh trường hợp đang thực hiện mà kinh phí quá hạn không thể thực hiện thành công. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chuẩn bị nguồn lực này thông qua các đối tác, khách hàng hoặc cổ đông để hỗ trợ cho quá trình phát triển.
Đối thủ cạnh tranh
Cuối cùng là đối thủ cạnh tranh một trong những yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của chiến lược hay không. Bạn sẽ tiến hành nghiên cứu đối thủ để nắm được những ưu nhược điểm và đề xuất ra những hướng đi mới mẻ, hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc kết hợp với một vài đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng không cùng phân khúc khách hàng hoặc không phải đối thủ trực tiếp thì doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác cùng phát triển.
Trên đây là 6 yếu tố tác động trực tiếp đến sự thành bại của bất cứ một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên chiến lược cũng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro mà doanh nghiệp khó có thể lường trước. Do đó, hãy sẵn sàng chuẩn bị mọi nguồn lực để ứng phó với sự thay đổi linh hoạt trong suốt quá trình thực hiện.
Vai trò của chiến lược với doanh nghiệp hiện nay
Sau khi đã tìm hiểu về đường lối hay các yếu tổ của chiến lược đối với doanh nghiệp hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm về 05 lợi ích quan trọng nhất định không thể bỏ qua.
Hoạch định định hướng phát triển
Là người làm chủ doanh nghiệp chắc chắn phải sở hữu một tư duy chiến lược khác biệt để có cái nhìn tổng quan và đa chiều nhất từ đó xây dựng định hướng chung. Và để thực hiện được điều này không phải là dễ dàng bởi lẽ nhà quản lý cần sở hữu một tư duy nhanh nhạy, kiến thức chuyên sâu và bắt kịp xu hướng.
Bằng cách này, toàn bộ hệ thống nhân sự trong công ty sẽ nắm được mục tiêu cụ thể, vai trò cũng như sứ mệnh của từng cá nhân, bộ phận. Đặc biệt, khi xác định được chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn mới hơn trên thị trường, thiết lập bước khởi đầu cho quá trình cạnh tranh với đối thủ trong ngành.
Đẩy mạnh vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Với tốc độ phát triển vượt bậc như hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi và áp dụng những biện pháp kinh doanh theo xu hướng. Do đó, khi áp dụng chiến lược người làm chủ sẽ biết được doanh nghiệp của mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường, có những điểm mạnh và điểm yếu nào so với đối thủ.
Đây sẽ tiền đề để bạn bắt tay vào việc thực hiện những kế hoạch trong tương lai. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng phương án này để liên minh chiến lược nội bộ hoặc kết hợp cùng với các đơn vị khác để đạt được mục tiêu đề ra.
Đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh
Khi doanh nghiệp thực hiện hết toàn bộ những nhiệm vụ chiến lược đã được đề ra thì hơn 90% là đã đạt được mục tiêu. Minh chứng thể hiện rõ nhất chính là hiệu suất làm việc của nhân viên trong từng bộ phận sẽ được đẩy mạnh nhanh chóng và kết quả được hiện rõ thông qua các con số, thành tựu mà doanh nghiệp đạt được.
Ngoài ra, áp dụng tốt yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý được mức độ phát triển, điểm mạnh cần phát huy hoặc điểm yếu cần khắc phục. Bằng cách này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn nữa.
Phối hợp ăn ý giữa các bộ phận
Ngoài những vai trò trên, chiến lược còn giúp cho doanh nghiệp có thể kết nối giữa các bộ phận một cách linh hoạt nhất. Bởi lẽ, đây sẽ là cơ hội để các nhân sự, phòng ban được trao đổi ý kiến, lắng nghe và làm việc cùng nhau. Ngoài ra, bằng cách này nhân viên sẽ ngày càng tiến bộ hơn vì được đồng nghiệp hoặc cấp trên chia sẻ thêm về kiến thức, học hỏi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc hiệu quả…
Hơn nữa, với các doanh nghiệp sử dụng một phần mềm làm việc đồng nhất sẽ hỗ trợ tối ưu năng suất lao động nhiều hơn nữa.
Hỗ trợ đưa ra quyết định đúng đắn
Sau khi đã thực hiện toàn bộ các cấp chiến lược, thay vì phán đoán và quyết định một cách mông lung, doanh nghiệp sẽ xác định được một hướng đi đúng đắn để hạn chế rủi ro nhất có thể. Ngoài ra, khi đã quyết định chính xác thì khả năng thành công sẽ rất cao giúp doanh nghiệp có những bước đi phát triển mang tính bền vững.
Sau khi đã tìm hiểu về vai trò của nhóm chiến lược đối với doanh nghiệp hiện nay, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp khi áp dụng phương thức này.
05 bước thực hiện để hoạch định chiến lược hoàn hảo
Tất cả doanh nghiệp khi đưa ra được quyết định chiến lược bắt buộc phải có một quy trình thực hiện bài bản.
Bước 1 – Xác định mục tiêu
Là bước đầu tiên trong quy trình, doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bao gồm: Mức doanh thu, lợi nhuận mong muốn, thị phần hoặc tái đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến cơ hội có được, nguyệt vọng của các cổ đông hay khả năng về tài chính… Thông thường bước này sẽ được thực hiện do giám đốc chiến lược đề xuất.
Bước 2 – Đánh giá thực trạng và tình hình
- Đánh giá môi trường kinh doanh: Điển hình như công nghệ, kinh tế, quan hệ xã hội, áp lực thị trường hoặc các sự kiện chính trị.
- Đánh giá yếu tố nội lực: Bao gồm cách thức quản lý, tài chính, hoạt động nghiên cứu hoặc Marketing…
Bước 3 – Xây dựng một chiến lược cụ thể
Tiếp đến là bước xây dựng một chiến lược cụ thể dựa trên toàn bộ số liệu đã phân tích, nghiên cứu và đánh giá. Đặc biệt doanh nghiệp cần xem xét chú ý đến các nguồn lực, thời gian, chi phí và tiến độ làm việc đồng thời sẽ giải đáp được ba câu hỏi như sau:
- Doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu nào?
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trên thị trường? Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ trên thị trường hiện tại?
- Những lợi thế cạnh tranh mà chỉ doanh nghiệp của bạn mới có?
Bước 4 – Lên kế hoạch chuẩn bị và thực hiện
Ở bước này, doanh nghiệp cần lên kế hoạch chuẩn bị với 02 giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bao gồm:
- Giai đoạn bắt đầu để tiến hành tổ chức: Tổ chức toàn bộ nguồn lực cả trong và ngoài doanh nghiệp để tiến hành củng cố.
- Giai đoạn tiếp đến là chính sách phát triển: Thực hiện chi tiết các chiến lược đã được đề ra trước đó và tiến hành thực hiện.
Bước 5 – Đánh giá kết quả và phân tích
Bước cuối cùng trong hoạch định chiến lược doanh nghiệp chính là đánh giá kết quả đạt được và phân tích chỉ số. Trong giai đoạn này, bạn cần xác định được hiệu quả có đáp ứng mục tiêu ban đầu đề ra hay không, đồng thời kiểm soát và đề xuất những phương án dự phòng hỗ trợ rủi ro trong suốt quá trình thực hiện.
Với những hướng dẫn chi tiết trên đây, doanh nghiệp đã phần nào hiểu về quy trình để hoạch định và quản lý chiến lược một cách hiệu quả nhất.
Pipedrive - Phần mềm hỗ trợ hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp
Để quá trình hoạch định và quản trị chiến lược đem lại hiệu quả cao nhất, bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng phần mềm hỗ trợ. Một trong những phần mềm được 100.000+ doanh nghiệp sử dụng tại 179 quốc gia trên thế giới chắc chắn phải kể đến Pipedrive CRM. Không chỉ là một phần mềm hỗ trợ thực hiện mục tiêu cho doanh nghiệp mà còn được tích hợp nhiều tính năng quản lý bán hàng thông minh cùng 350+ ứng dụng quen thuộc.
Để có số lượng người dùng đông đảo như vậy, phần mềm Pipedrive sở hữu rất nhiều các tính năng nổi bật mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua:
- Quản lý chặt chẽ danh sách khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành
- Phân chia data khách hàng cho từng thành viên trong tổ chức quản lý
- Nhắc nhở các công việc cần thực hiện như gọi điện, gửi mail, báo giá…
- Xây dựng quy trình làm việc hoàn hảo, có thể thay đổi theo đúng nhu cầu thực tế
- Tổng hợp toàn bộ kết quả của từng chiến dịch, chuyển đổi thành bảng số liệu để phân tích và đánh giá.
- Đề xuất phương án phát triển phù hợp với doanh nghiệp theo từng giai đoạn cụ thể.
Để đăng ký phần mềm này có thể click chọn nút ĐĂNG KÝ NGAY.
Phần kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin từ cơ bản đến chi tiết để người dùng có thể nắm được chiến lược là gì? Vai trò của yếu tố này đối với doanh nghiệp và các bước thực hiện. Trong quá trình tham khảo, nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 024.9999.7777 của Pipedrive CRM Vietnam để được hỗ trợ.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất”